Phù thủy ghép mắt chanh đào vào thân bưởi, cho ra quả trái vụ
Từ những gốc cây chủ trồng bằng hạt bòng, hạt bưởi, qua bàn tay khéo léo và tài năng của mình, kỹ sư nông nghiệp Lê Thanh Hải, thôn Ngọ Dương, xã An Hòa, huyện An Dương (Tp Hải Phòng) đã lai ghép thành công, tạo ra giống chanh đào trái vụ cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao. Anh “kỹ sư nông dân” tên Hải đã có thể làm giàu ngay trên mảnh đất quê mình.
Chanh đào sai trĩu quả được anh Hải ghép mắt trên thân cây chủ ươm từ hạt bòng, bưởi.
Yêu cây giống quý
Trước đây, bà con nông dân phải nhập giống chanh đào từ nước ngoài như Mỹ, Nhật, Thái Lan về trồng. Như vậy, tính ra tiền Việt Nam thì bà con phải chịu giá thành khá cao. Nhiều khi cây giống lại không phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu của nước ta. Tỷ lệ cây khi thích nghi và phát triển không cao nên khi thu hoạch trừ chi phí, nông dân cũng chẳng được lãi là bao.
Trong tay đã có sẵn kiến thức về nông nghiệp, anh Hải suy nghĩ và bắt tay vào thực hiện nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giống chanh đào phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu lại có thể ra quả và thu hoạch theo ý muốn. Anh quyết định lai ghép mắt chanh đào nhập ngoại với gốc cây bòng, cây bưởi của Việt Nam được gieo từ hạt nhặt nhạnh ngoài chợ, ngoài đường. Anh Hải cải tiến ươm trồng cây phôi ở Việt Nam thay cho việc nhập khẩu hoàn toàn cây con giống.
Sở dĩ anh Hải chọn bòng, bưởi để làm thân ghép mắt chanh đào là vì chúng có cùng họ với chanh, rất phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, sống rất khỏe và có khả năng kháng bệnh tốt.
Vườn ươm chanh đào trái vụ của gia đình anh Hải luôn tấp nập người làm việc, nhất là vụ xuất bán cây giống.
Công đoạn đầu tiên là ươm cây từ hạt bưởi thu gom về sau đó đến tháng Giêng đem gieo hạt, sang tháng 2 hạt nảy mầm, sau đó tiếp tục chăm sóc đến khoảng tháng chín 9, tháng 10 thì tiến hành ghép mắt lần đầu. Chờ mắt nảy đều sau đó mang đi ươm ngoài đồng ruộng. Theo anh Hải, quá trình chăm sóc chanh ươm cũng phải mất 18 tháng mới được đem đi trồng đại trà để lấy quả.
Chanh đào chua cho vị…ngọt
Hiện nay, giống chanh đào của anh Hải đã được ươm trồng tại các hộ trang trại, các Hợp tác xã của nhiều tỉnh, thành phố phía bắc như Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa…Qua theo dõi, chanh đào đều phát triển tốt, cho năng suất cao không thua kém gì giống chanh trồng tại các nước khác. Từ khi anh Hải lai ghép thành công chanh đào trái vụ, tính ra mỗi cây chỉ có giá thành 6- 7 nghìn đồng, giảm cả chục lần so với giống nhập khẩu. Từ năm 2013 đến nay anh Hải đã ươm được 60 vạn cây giống chanh đào và cây giống của anh có mặt tại hơn 20 tỉnh, thành phố…
Chanh đào giống được ươm trồng và xuất bán đi khắp các tỉnh, thành phố.
Giống chanh đào có đặc điểm quả to, vỏ mỏng và nhiều nước gấp 2 lần chanh bình thường. Chanh dùng ép nước để chế biến đồ uống giải khát, vỏ chanh dùng ép làm tinh dầu, chữa bệnh viêm đường hô hấp cho người và dùng trong ngành sản xuất chất tẩy rửa. Vỏ quả chanh sau khi đã ép hết nước chỉ còn lại xác sẽ được xử lý chế biến thành phân bón vi sinh phục vụ cho nền nông nghiệp không hóa chất.
Anh Hải chia sẻ: “Cây chanh đào sẽ cho thu nhập ổn định từ năm thứ 3. Mặc dù sau 1 năm trồng đã chanh đã cho quả, 1 gốc chanh cho khai thác quả từ 10- 15 năm mới phải trồng lại. Nếu chăm sóc chanh đào tốt, đúng kỹ thuật, mỗi cây chanh cho từ 70- 90kg quả, với giá bán ngoài thị trường hiện nay là 20- 25 nghìn/ kg. Tính ra 1 sào trồng chanh cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, gấp 5-6 lần trồng rau màu”.
Tuy nhiên, giống chanh đào là giống không ưa nhiều nước, phải chọn trồng chanh ở những vùng đất cao. Nếu đất nông nghiệp thì phải làm gồ, luống cao để tránh úng lụt chanh sẽ bị bị thối rễ và héo cành.
Đã từng thành công trong lĩnh vực làm xây dựng, anh Hải từng là chủ 1 doanh nghiệp với hàng trăm công nhân. Nhưng được thử sức trong lĩnh vực nông nghiệp, anh cũng làm rất tốt. Tới đây, anh Hải sẽ nhân rộng vùng nguyên liệu chanh đào, hoàn thành sớm khu chế biến nước ép, tinh dầu tại Ninh Bình, bao tiêu hoàn toàn sản phẩm chanh đào cho bà con để đáp ứng đơn hàng xuất khẩu cho các nước…
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao