Tôm thẻ chân trắng Quản lý cho ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Quản lý cho ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Publish date Saturday. July 18th, 2015

Quản lý cho ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Quản lý thức ăn không tốt, ngoài việc làm chi phí vụ nuôi tăng cao, nhiều vấn đề khác liên quan đến việc biến đổi môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ tôm nuôi và dịch bệnh sẽ nảy sinh.

Khác với tôm sú, tôm chân trắng có nhu cầu đạm (protein) trong thức ăn thấp hơn (khoảng 32-35%). Theo thực tế khảo sát, nhiều trường hợp sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 40 – 45% (loại thức ăn dành cho nuôi thâm canh tôm sú) thì tôm thẻ có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao với thời gian nuôi ngắn hơn (đạt 80 – 100 con/kg sau 2 tháng nuôi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thức ăn này, ao nuôi thường ô nhiễm cao hơn và đòi hỏi người nuôi phải có trình độ quản lý ao nuôi tốt hơn.

Bên cạnh đó, tính ăn của tôm thể chân trắng cũng khác biệt nhiều với tôm sú. Tôm chân trắng có thể ăn được liên tục trong ngày, bắt được thức ăn lơ lửng và có ăn lại phân của chính nó. Sức ăn của tôm chân trắng cũng phụ thuộc vào hàm lượng oxy hòa tan (xem phần Oxy hòa tan), nhiệt độ…Chính vì thế việc theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp hàng ngày là rất quan trọng.

CHO ĂN TRONG THÁNG NUÔI ĐẦU

Trong tháng nuôi đầu, người nuôi thường rất khó đánh giá được tỷ lệ sống của tôm và cũng không đánh giá được sức ăn của tôm chân trắng do chúng còn nhỏ. Trên các bảng cho ăn của nhà cung cấp thức ăn thì lượng cho ăn thường khá cao vì chúng được thiết kế trong điều kiện nuôi lý tưởng, thực tế lượng cho ăn nhỏ hơn như thế. Trong nuôi tôm chân trắng, phần lớn những trang trại quản lý thức ăn dư thừa thường rơi vào giai đoạn tháng nuôi đầu vì người nuôi suy nghĩ rằng cho ăn thiếu tôm sẽ chậm lớn và mất sức tăng trưởng, các vấn đề biến động môi trường ao nuôi, tảo lam, dịch bệnh, khí độc tích tụ cũng sẽ xuất hiện nhanh chóng ngay sau một tháng nuôi, thậm chí ngay trong tháng nuôi đầu. Số cữ cho ăn trong ngày nên chia ra 4 – 5 cữ/ngày để giúp tôm làm quen dần với môi trường nuôi mới (trong trại giống cho ăn 08 cữ/ngày cách nhau 03 giờ). Bảng bên dưới hướng dẫn chi tiết các cho ăn trong tháng nuôi đầu, áp dụng cho 100.000 con tôm.

Bảng cho ăn trong tháng nuôi đầu – áp dụng cho 100.000 con

CHO ĂN TRONG CÁC THÁNG KẾ TIẾP

Trong các tháng nuôi kế tiếp, việc cho ăn sẽ được thực hiện bằng cách tính toán lượng thức ăn trong ngày dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm. Để có thể ước lượng tổng trọng lượng đàn tôm, người nuôi cần tiến hành chài, đánh giá trọng lượng trung bình của một con tôm, ước lượng tỷ lệ sống và tính được trọng lượng bình quân của đàn tôm đang có. Từ tháng thứ 2 trở đi, có thể cho ăn 03 – 04 cữ/ngày và không cho ăn vào ban đêm nếu như hệ thống cung cấp oxy không được đáp ứng đầy đủ. Bảng cho ăn các tháng kế tiếp như bên dưới.

Trong các tháng nuôi kế tiếp, việc cho ăn sẽ được thực hiện bằng cách tính toán lượng thức ăn trong ngày dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm. Để có thể ước lượng tổng trọng lượng đàn tôm, người nuôi cần tiến hành chài, đánh giá trọng lượng trung bình của một con tôm, ước lượng tỷ lệ sống và tính được trọng lượng bình quân của đàn tôm đang có. Từ tháng thứ 2 trở đi, có thể cho ăn 03 – 04 cữ/ngày và không cho ăn vào ban đêm nếu như hệ thống cung cấp oxy không được đáp ứng đầy đủ. Bảng cho ăn các tháng kế tiếp như bên dưới

Thí dụ: Ao tôm thả 300.000 giống, ở ngày nuôi thứ 50 tiến hành chài 05 chài để kiểm tra, giả sử tổng số tôm của 05 chài là 578 con với tổng trọng lượng 3,9 kg. Như vậy,

Trọng lượng tôm bình quân là: (3.9 kg x 1.000 g): 578 con = 6,7 gam/con

Tỷ lệ sống ước lượng trung bình khoảng 90%, do đó:

Số tôm còn lại trong ao là: 300.000 x 90/100 = 270.000 con

Trọng lượng đàn tôm có trong ao là: 270.000 con x 6,7 g/con = 1.809 kg

Vì tôm nuôi có trọng lượng bình quân 6,7 g/con như đã tính ở trên, do đó so vào bảng trên, tỷ lệ cho ăn sẽ tương ứng khoảng 4,1%. Từ đó, ta tính được:

Tổng lượng thức ăn trong ngày là: 1.809 kg x 4,1/100 = 74 kg/ngày.

Lượng thức ăn/ngày tính được sẽ được chia làm 3 – 4 cữ cho ăn tuỳ theo ao nuôi khác nhau.

SÀNG ĂN (VÓ)

Kỹ thuật kiểm tra sàng ăn trong nuôi tôm chân trắng khác biệt nhiều với tôm sú. Vì tôm chân trắng ăn liên tục, ăn nhanh và bài tiết nhanh khi nhiệt độ cao, …cho nên việc điều chỉnh thức ăn thông qua sàng ăn khó khăn hơn nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người nuôi cần phải duy trì ít nhất 01 dàn quạt hoặc 50% công suất quạt khi cho ăn, cho nên việc đánh giá sức ăn qua sàng không chính xác lắm.

Bảng tham khảo lượng thức ăn bỏ vó và thời gian kiểm tra

Thí dụ: Tôm nuôi có trọng lượng 9,5 g/con (tương đương cỡ 105,2 con/kg), cho ăn 9,5 kg/cữ. Vậy lượng thức ăn bỏ vào 01 vó là: 9,5 (kg) x 3 (g/kg/vó) = 28,5 g/vó

Tôm chân trắng có vỏ mỏng và trắng trong, cho nên việc quan sát tôm ăn no hay không rất dễ dàng. Thông thường tôm ăn thức ăn công nghiệp thì có đường ruột màu nâu đen, khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn mùn bã, phân của chính nó, cho nên đường ruột sẽ có màu đen. Chính vì thế, tôm chân trắng thường có đường ruột đầy và hiếm khi rỗng ruột như tôm sú, khi tôm chân trắng có đường ruột rỗng thì người nuôi nên nghĩ đến việc tôm nuôi có thể đang mắc bệnh. Quan sát thức màu thức ăn trong đường ruột tôm sẽ góp phần đánh giá được cần phải tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần sau

Nguồn hình ảnh: Dr. Chalor Limsuwan

Tốt nhất nên kiểm tra đường ruột tôm khi kiểm tra vó, các trường hợp bên dưới cho thấy thiếu thức ăn (trong điều kiện bình thường) và cần phải tăng thức ăn cho lần sau:

Các trường hợp tôm còn đói khi kiểm tra vó, cần tăng thức ăn cho lần cho ăn kế tiếp. Cần phải chú ý đến nhiệt độ và oxy hòa tan khi cho tôm ăn vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tính ăn của tôm chân trắng.

Bài viết được thực hiện bởi: KS Dương Thanh Văn - Công ty VinhthinhBiostadt

Tags: quan ly thuc an nuoi tom, ky thuat nuoi tom the chan trang, tom the chan trang, thuc an thuy san, nuoi thuy san


Related news

Công nghệ sinh học nuôi tôm sạch Công nghệ sinh học nuôi tôm sạch Những sáng tạo ấn tượng trong trang trại nuôi tôm Những sáng tạo ấn tượng trong trang trại…