Nuôi lợn (Heo) Quy trình chăm sóc lợn nái giúp tăng năng suất sinh sản

Quy trình chăm sóc lợn nái giúp tăng năng suất sinh sản

Author Thái Hà, publish date Monday. January 8th, 2018

Quy trình chăm sóc lợn nái giúp tăng năng suất sinh sản

Chăm sóc tốt đàn lợn nái để tăng số lứa đẻ/năm, tăng năng suất và chất lượng lợn con trong một lứa, giảm số đầu con mà vẫn đảm bảo đủ số lợn nuôi thịt là rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nái hiện nay.

Có nhiều yếu tố tác động đến năng suất sinh sản của lợn nái như chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ báo Người chăn nuôi, để tăng năng suất sinh sản của lợn nái, trong thời điểm lợn mang thai 1 - 90 ngày, nhu cầu dinh dưỡng của lợn ít hơn giai đoạn 90 - 114 ngày. Ở giai đoạn I chỉ cho lợn nái ăn 2 - 3 kg/ngày, chia làm 2 lần sáng và chiều, để đảm bảo lợn vẫn đủ dinh dưỡng nhưng không quá béo. Đến giai đoạn II, tăng 25 - 30% lượng thức ăn để con đạt trọng lượng sinh sản cao. Bã rượu và thức ăn ủ men có chứa chất kích thích, dễ gây sảy thai, vì vậy chỉ cho lợn ăn dưới 15% trong khẩu phần ăn.

Nếu lợn quá mập, mỡ bao quanh nhiều ở vùng bụng nên khả năng co thắt tử cung và cơ bụng yếu, gây khó đẻ, tỷ lệ sót nhau cao. Vì vậy phải chăm sóc lợn theo chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thời kỳ sau phối 84 ngày, cho ăn 1,8 - 2 kg thức ăn/ngày/con; từ 85 - 107 ngày: 2,7kg/ngày/con; từ 108 ngày đến lúc sinh: 1,5kg/ngày/con. Đồng thời bổ sung vào khẩu phần ăn lượng chất xơ như vỏ đậu phộng, cùi bắp, bã mì, vỏ trấu nghiền, rơm xay nhuyễn, bã mía.

Một số bệnh thường gặp cũng ảnh hưởng năng suất sinh sản của lợn gồm có: viêm tử cung khiến sữa sẽ rất ít, khả năng thụ thai thấp, xuất hiện hiện tượng khô thai. Phòng ngừa bệnh bằng cách thụt rửa tử cung cho lợn sau khi đẻ: sử dụng i -ốt hoặc kháng sinh, biện pháp tốt nhất là đặt kháng sinh Tetracyline ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục, theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia. 

Bệnh viêm vú khiến lợn nái nuôi con mất sữa, gây tiêu chảy cho lợn con. Điều trị bằng cách tiêm kháng sinh, có thể sử dụng dung dịch chích Norfloxacine. Bệnh táo bón thường xảy ra ở cuối thời kỳ mang thai của lợn, do thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, khi bị táo bón, khả năng phát sinh bệnh viêm tử cung, viêm vú, kém sữa tăng cao, làm giảm năng suất sinh sản của lợn nuôi. Vì vậy trong thời kỳ lợn nái mang thai cần cho ăn thêm chất xơ.


Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc lợn nái mang thai khỏe mạnh Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc lợn… Giải pháp nâng cao năng suất chăn nuôi lợn rừng Giải pháp nâng cao năng suất chăn nuôi…