Tôm thẻ chân trắng Quy trình kỹ thuật nuôi cá sặc rằn

Quy trình kỹ thuật nuôi cá sặc rằn

Publish date Tuesday. June 30th, 2015

Quy trình kỹ thuật nuôi cá sặc rằn

- Đặc điểm nổi bật của cá là có cơ quan hô hấp phụ giúp cá có thể lấy oxy trực tiếp từ khí trời. Cơ quan này được hình thành khi cá được khoảng 3 tuần tuổi, vì thế sau thời gian này cá có thể sống trong môi trường nước bị ô nhiểm, thiếu 0xy. Cá cũng chịu được nước có độ phèn, độ pH: 4 – 4,5 và nhiệt độ thích hợp cho sự tăng trưởng của cá: 25 – 30 độ C. Ty nhiên, cá có thể sống được trong môi trường có nhiệt độ từ : 11 – 39 độ C

- Đặc điểm sinh trưởng: sau một năm cá có thể đạt trọng lượng: 50 – 100 g/con. Thực tế các mô hình nuôi cá Sặc rằn kết hợp với phân chuồng, có bổ sung thức ăn (Cám, …), cá có thể đạt 60 – 100 g/con sau 6 tháng nuôi.

- Tính ăn: lúc nhỏ cá ăn mùn bã hữu cơ và động vật phiêu sinh, khi lớn cá ăn chủ yếu mùn bã hữu cơ và phiêu sinh thực vật. Tuy  nhiên trong điều kiện nuôi, cá có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau như phân động vật, phế phẩm lò mổ, rau bèo các loại, cám, bột ngũ cốc …

- Đặc điểm sinh sản: cá có khả năng sinh sản tự nhiên trong ao, sau 6 – 8 tháng tuổi cá có thể tham gia sinh sản.

II. Kỹ thuật nuôi:

2.1. Cải tạo ao:

Trước hết cần dọn tẩy ao theo các bước kỹ thuật tương tự cho các loài cá nước ngọt khác, gồm các bước cơ bản : dọn ao : vét bớt bùn để lại khoảng 20 cm, sảm mọi, đắp bờ, sửa cống bọng…. Bón vôi : 10 – 20 kg/100mét vuông, phơi ao 5 – 7 ngày, lấy nước vào ao khoảng 30 –40 cm , gây màu bằng phân hữu cơ : 20 – 30 kg /100mét vuông khi thấy nước có màu xanh lá non hay màu vỏ đậu.

Nếu sau 3 – 5ngày nước chưa xanh, tức tảo chưa phát triển thì tiếp tục bón phân và chờ cho đến khi nước có màu xanh lá non hay màu vỏ đậu là có thể thả cá giống vào nuôi. Đây là màu nước biểu hiện sự phong phú về thức ăn tự nhiên và với hầu hết các ao nuôi cá cần phải duy trì màu nước này trong suốt quá trình nuôi. Đặc biệt với cá Sặc rằn điều này thật cần thiết vì khi trưởng thành chúng rất thích ăn phiêu sinh thực vật.

2.2. Thả giống

- Nếu nuôi  đơn, có thể thả nuôi với mật độ : 15 – 25 con/mét vuông

- Nếu nuôi ghép với các loại cá khác có thể ghép theo tỉ  lệ :

+ Sặc rằn: (50 - 55%);

+ Mè trắng: 20 %

+ Mè vinh:  10 – 15 %

+ Chép, trê  10% - 15 %.

- Kích cở cá thả: cá Sặc rằn : lồng 6 ; các loài cá khác : lồng 8 – 10.

- Mật độ cá thả ghép : 8 – 10 con/mét vuông

- Khi chọn giống  nên chú ý đến màu sắc của cá: thường cá khỏe có màu sắc sáng bóng bơi lội nhanh nhẹn, kỳ vây nguyên vẹn. Cá yếu có màu đục, da, vẫy sần sùi, các kỳ vây bị rách.

III. Chế  độ cho ăn và chăm sóc cá:

Đối  với cá Sặc rằn, có thể nuôi cá kết hợp với chăn nuôi để lấy phân gia súc, gia cầm vừa làm thức ăn trực tiếp cho cá vừa cung cấp dưỡng chất thúc đẩy sự phát triển của tảo, giúp giảm bớt chi phí thức ăn. tăng hiệu quả kinh tế :

-  Liều  lượng phân hữu cơ sử dụng như sau :

+ Trong 3 tháng đầu: bón 3 – 5 kg phân / 100 mét vuông ao /ngày

+ Trong 6 tháng kế: bón 5 - 10 kg phân / 100 mét vuông ao /ngày

+ Trong 3 tháng cuối: bón 3 – 5 kg phân / 100 mét vuông ao /ngày

- Nếu thấy nước quá xanh hay vào những ngày nắng nóng nên giảm bớt lượng phân bón.

- Ngoài việc bón phân có thể cung cấp thêm  cho cá rau, bèo, tấm, cám, các phế phẩm từ lò mổ, hay từ các nhà máy chế biến thủy hải sản … Bên cạnh đó cũng cần cung cấp thêm thức ăn tự chế biến : 30 % cám  + 10 % đạm (bột cá, tôm) + 60 % rau xanh băm nhỏ. Tất cả được nấu chín, vò viên cở nắm tay cho cá ăn, mỗi ngày cho ăn với lượng từ 3 – 5 % so với trọng lượng đàn cá.

- Điều quan trọng nhất cho tất cả các ao nuôi cá là nên theo dỏi được lượng thức ăn hàng ngày của cá để điều chỉnh cho vừa đủ. Để dự đoán được sức ăn của cá nên đặt nhiều sàn ăn trong ao, cho cá ăn trong sàn và kiểm tra sau 45 phút kể từ khi cho thức ăn vào sàn sẽ dể dàng biết được cá có ăn hết thức ăn hay không.

- Biết được sức ăn của cá không chỉ giúp tiết kệm được chi phí thức ăn, tránh ô nhiễm mà còn biết được sức khỏe của cá. Vì hầu hết cá bệnh đều có dấu hiệu đầu tiên : bỏ ăn hay ăn kém.

- Trong ao nếu có điều kiện nên thay nước hàng ngày cho cá hoặc ít nhất 1 - 2 lần /tuần. Mỗi lần thay 30 – 40 % lượng nước trong ao.

- Khi nước bị trong và không có màu xanh của tảo cần tăng lượng phân bón cho đến khi nước có màu trở lại.

-  Quản lý tốt nguồn nước, quản lý tốt thức ăn, theo dỏi thường xuyên hoạt động của cá là những giải pháp tốt nhất để phòng bệnh cho cá và giúp cá mau lớn nâng cao năng suất.

IV. Một số bệnh thường gặp trên cá Sặc rằn

4.1. Bệnh do vi khuẩn gồm: bệnh đốm đỏ, lở loét, tổn thương vây, mang:

- Nguyên nhân: vì lý do nào đó (do sự thay đổi của môi trường những lúc giao mùa hay do cá yếu, sức đề kháng bệnh giảm hoặc do cơ thể cá bị xay xát trong quá trình vận chuyển giống hay trong quá trình nuôi) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh cơ hội luôn có mặt trong ao tấn công và gây bệnh cho cá. Do một số lòai vi khuẩn Mycobacterium spp. ; Streptococcus spp. (gây bệnh nhiễm khuẩn mà triệu chứng đặc trưng nhất là mắt bị đục, mờ, lồi và có thể mù); Pseudomonas sp. (gây bệnh đốm đỏ) ; Aeromonas sp. (gây bệnh lở lóet)

- Khi cá bị bệnh sẽ có các dấu hiệu sau: kém ăn, bơi lội chậm chạp, lờ đờ, xuất hiện các đốm đỏ các vết loét trên cơ thể như dọc thân, đuôi, tia vây, … Cá bị bệnh nặng hậu môn bị viêm loét, xung huyết, vẩy rụng, bụng có tích nước và trương phồng.

- Phòng bệnh: giữ môi trường luôn sạch : thay nước thường xuyên, tránh thức ăn dư thừa hay bón phân quá nhiều. Cho cá ăn đầy đủ, thức ăn đảm bảo dinh dưỡng. Khi phát hiện cá bệnh cần loại bỏ ra khỏi ao càng xa ao càng tốt.

- Trị bệnh: dùng Rifato (5g/1kg thức ăn), cho ăn liên tục trong 5 ngày và ngưng dùng thuốc 5 ngày trước khi thu họach.

4.2.Bệnh do ký sinh trùng:

- Bệnh này có thể xuất hiện quanh năm, nhất là vào khi thời tiết lạnh, khi môi trường nước ao quá bẩn, nền đáy ao quá dơ, ao không được cải tạo tốt. Cá có sức khỏe yếu.

- Bệnh thường do giun, sán, nấm ký sinh trên da, mang, vẫy của cá làm xuất hiện các đốm trắng  trên thân, hay làm cho mang cá bị nhạt màu, thối rửa. Cá bị ký sinh bơi lội không bình thường, bị ngứa ngáy cơ thể, hay cọ sát vào cây cỏ, vào bờ, thích tập trung nơi nước chảy. Dĩ nhiên là cá ăn kém đi. Nếu cá bị ký sinh nặng trên mang sẽ bị chết ngạt do mang không lấy được oxy cho cơ thể.

- Điều trị bệnh dùng Hadaclean. 3 – 5 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 2 – 3 ngày và ngưng sử dụng thuốc 3 ngày trước khi thu họach. Để điều trị hiệu quả bệnh này cần chú ý : đồng thời với việc sử dụng thuốc trộn vào thức ăn trị bệnh cho cá phải tiến hành sát trùng  môi trường nước bằng các sản phẩm chuyên dùng cho thủy sản hoặc dùng vôi cũng có hiệu quả sát trùng trong trường hợp nhẹ.

Tags: ky thuat nuoi ca sac ran, ca sac ran, nuoi ca sac, nuoi trong thuy san


Related news

Hiện tượng chậm lột vỏ trên tôm Hiện tượng chậm lột vỏ trên tôm Một số khuyến cáo nhằm nâng cao năng suất cá nuôi Một số khuyến cáo nhằm nâng cao năng…