Tôm thẻ chân trắng Quy trình Thực hành Quản lý Tốt (BMP) để phòng ngừa bệnh đốm trắng

Quy trình Thực hành Quản lý Tốt (BMP) để phòng ngừa bệnh đốm trắng

Publish date Saturday. August 15th, 2015

Quy trình Thực hành Quản lý Tốt (BMP) để phòng ngừa bệnh đốm trắng

Khử trùng các cơ sở nuôi trồng thủy sản là một cách thực hành quản lý bệnh phổ biến để đảm bảo an toàn sinh học. Các phương pháp để khử trùng các cơ sở nuôi trồng thủy sản được tóm tắt trong Sách hướng dẫn Thủy sản OIE (2012). Các quy trình thực hành sau sẽ hỗ trợ đảm bảo an toàn sinh học phòng ngừa bệnh đốm trắng WSSV.

1. Nguồn nước

Lý tưởng nhất là các trang trại phải có ao lắng chứa đủ nước biển cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Đầu tiên lọc nguồn nước qua màng lưới thô để loại bỏ động vật thủy sản lớn, mùn bã và sau đó bơm thẳng vào kênh cấp / lắng. Tiếp đó, đưa nước qua một loạt các màng lưới mịn hơn tăng dần, rồi qua một màng túi lưới lỗ mịn (kích cỡ mắt lưới 150 – 250 µm) trước khi được đưa vào ao lắng.

2. Khử trùng nước trong ao lắng

Khử trùng nước trong ao lắng bằng chlorine ở mức thích hợp (10 ppm) để diệt bất kỳ vector or vật mang mầm bệnh tiềm tàng nào có trong nguồn nước đã lấy vào ao lắng. Đối với 1 ha ao lắng / ao nuôi có độ sâu là 1 m thì sử dụng 150 – 160 kg calcium hypochlorite có 65% chlorine hoạt tính sẽ cho nồng độ cuối cùng là 10ppm. (nhân công/người nuôi sử dụng hóa chất như thế nên cẩn trọng để bảo vệ da và mắt). Do các loại bột tẩy trùng thương mại khác nhau về hàm lượng chlorine hoạt tính nên cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Sục khí / quạt nước mạnh ao lắng ít nhất 48 giờ để khử chlorine nhằm loại bỏ tồn dư.

3. Khử trùng các ao nuôi

Khử trùng các ao nuôi tăng trưởng đã nhiễm đốm trắng WSD: Không xả / tháo nước từ các ao đã nhiễm đốm trắng WSD. Lấy các thiết bị sục khí và dụng cụ ra khỏi ao rồi khử trùng riêng biệt. Khử trùng bằng cách tạt calcium hypochlorite đều khắp ao để tạo một nồng độ chlorine tự do cuối cùng tối thiểu là 10 ppm trong nước của toàn bộ hệ thống. Để yên hệ thống ít nhất 24 – 48 giờ ở nồng độ chlorine tối thiểu này bằng cách thêm hypochloride nếu cần thiết.

4. Khử trùng nước tháo ra

Xử lý bằng chlorine (chlorine 50 ppm) trong vòng 24 – 48 giờ. Sục khí mạnh ao lắng ít nhất 48 giờ để khử chlorine nhằm loại bỏ tồn dư. Ngoài ra, có thể xử lý bằng ozone nếu ở mức sẵn có 0,08 – 1,0 mg / lít để giảm đáng kể lượng vi khuẩn.

5. Xử lý đáy ao

Tiếp theo thu hoạch sau vụ nuôi, cặn lắng mùn bã hữu cơ ở đáy ao nên rút bỏ hoặc xử lý và cày xới. San bằng nền ao và đảm bảo không đọng vũng ướt trong ao, đặc biệt là ở giữa hoặc gần các cửa cống. Mọi phần ao nên được phơi nắng triệt để ít nhất là ba tuần.

6. Khử trùng các ao đất

Khử trùng các ao đất đã phơi khô có thể tiếp tục được xử lý bằng vôi sống (calcium oxide – CaO) ở mức 4.000 – 5.000 kg / ha. Vôi sống làm khô / hút nước trong chất hữu cơ.

Khi ao đã sẵn sàng để bắt đầu vụ nuôi mới sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm theo quy trình BMP, trầm tích / bùn đáy ao có thể được xét nghiệm đốm trắng WSSV bằng phương pháp PCR để đảm bảo an toàn sinh học không nhiễm đốm trắng WSSV.

Tags: phong ngua benh dom trang, nuoi tom, nuoi trong thuy san, benh thuy san, benh tom


Related news

Cách điều trị bệnh lở loét trên thân cá bống bớp Cách điều trị bệnh lở loét trên thân… Phòng trị bệnh cá chim vây vàng Phòng trị bệnh cá chim vây vàng