Quy trình trồng bầu trầm ngư - 16
- Kháng bệnh thán thư, nứt thân xì mủ.
- Bắt đầu thu hoạch: 44 – 46 ngày sau gieo.
- Năng suất trung bình: 16 – 17 kg/ cây.
- Thu hoạch sớm và rất rộ.
II. Mật độ trồng:
1/ Làm Giàn: (hàng đôi)
- Hàng cách hàng: 6 – 7 m
- Cây cách cây: 0,7 – 0,8 m
Mật độ: 500 – 600 cây/1.000 m2 (khoảng 6 – 7 gói hạt giống).
2/ Bò Đất: (hàng đôi)
- Hàng cách hàng: 8 – 9 m
- Cây cách cây: 0,7 – 0,8 m
- Mật độ: 300 – 350 cây/1.000 m2 (khoảng 3,5 – 4,5 gói hạt giống)
Lưu ý:
- Mùa mưa trồng thưa, mùa nắng trồng dày
- Mỗi hốc chỉ gieo 1 hạt.
III. Ngâm ủ hạt giống:
Bước 1 Chuẩn bị nước ấm 50 – 52oC: lấy 2 phần nước sôi (95 – 100oC) pha với 3 phần nước giếng hoặc nước máy (25 – 30oC), trộn đều 30 giây.
Bước 2 Ngâm hạt: Mở bao hạt giống ra cho vào nước ấm ở bước 1, ngâm khoảng 2 giờ.
Bước 3 Ủ hạt:
- Lấy khăn lông hoặc áo thun (hoặc loại vải có khả năng giữ ẩm), giặt sạch, vắt vừa đủ ẩm (khoảng 80 – 85%).
- Lấy hạt đã ngâm ở bước 2 trải mỏng vào khăn, sau đó đặt hạt ủ vào nơi có ít ánh sáng, ấm (khoảng 28 – 30oC).
- Sau 24 giờ bà con lấy hạt rửa sạch nhớt trên vỏ bằng nước giếng hoặc nước máy và giặt lại khăn ủ bằng nước nóng (100oC), vắt bớt nước rồi ủ hạt lại.
Bước 4 Gieo hạt:
- Sau 36 – 40 giờ hạt sẽ nảy mầm, bà con đưa hạt nảy mầm gieo vào vườn ươm hoặc gieo trực tiếp ngoài ruộng.
- Rửa những hạt chưa nảy mầm và giặt khăn lông rồi ủ tiếp như bước 3, khoảng 12 giờ sau thì hạt sẽ nảy mầm hết, tiếp tục đem gieo.
IV. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Qui trình và cách bón phân: (cho 1.000m2)
* Loại phân và lượng phân tùy theo loại đất và điều kiện từng vùng, tuy nhiên chúng tôi cũng đưa ra qui trình phân bón đã được công ty áp dụng rất hiệu quả cho nhiều vùng trồng Bầu Sao Lai “Đồng Tiền Vàng” để bà con tham khảo và áp dụng. Hàm lượng phân: 14,2 kg N – 14,5 kg P2O5 – 16,8 kg K2O.
Lượng phân:
- Phân chuồng: 3 m3
- Super lân: 30 kg
- Ure: 15 kg
- Vôi: 50 kg
- NPK (16-16-8): 18 kg
- DAP: 8 kg
- Nitrophoska (15-15-15): 20 kg
- KCl: 21 kg
* Cách bón :
- Bón lót toàn bộ phân chuồng (3m3), Super lân (30kg), Ure (3kg), Nitrophoska (8kg), KCl (10 kg).
- Tưới dặm: 7 ngày sau gieo (NSG): Pha loãng 1kg DAP với 400 lít nước, tưới mỗi gốc 0,1 lít .
- Thúc giai đoạn sinh trưởng: 18, 28 và 38 NSG: 1,5 kg Urê + 4 kg Nitrophoska + 2 kg DAP.
- Bón thúc giai đoạn nuôi trái:
+ 42, 52 và 58 NSG: 2 kg Urê + 4 kg NPK + 2 kg KCl
+ 66, 76 và 84 NSG: 1 kg Urê + 2 kg NPK + 1,5 kg KCl
Lưu ý:
- Vôi nên rải lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học.
- Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6 – 7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
- Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ để tăng hiệu quả phân bón.
2. Tỉa nhánh (chèo): tỉa bỏ toàn bộ nhánh dưới mắt lá thứ 4.
3. Bắt nhánh (chèo): Khi cây ra nhánh bà con nên bắt nhánh bám đều lên lưới theo dạng xương cá. Mục đích: tận dụng không gian của giàn, thuận lợi cho việc phòng trị sâu bệnh sau này và tăng khả năng đậu trái.
Lưu ý:
- Để thu bền bà con nên tỉa bỏ 2 – 3 nụ đầu tiên.
- Bà con trồng trong mùa nắng nên sử dụng thêm một số phân vi lượng sau: MgSO4 (2 kg), MnSO4 (4 kg), Borax (1,5 kg)/1.000m2 bón lót vào trong đất hoặc dùng Magnisal, Botrac… phun qua lá.
V. Các loại sâu bệnh và biện pháp phòng trị:
1. Bệnh Hại:
* Bệnh virus: Trong giai đọan 15 – 30 ngày sau trồng, bà con kiểm tra ruộng thường xuyên để nhổ bỏ triệt để cây bị virus đem chôn hoặc đốt. Xịt trừ nhóm côn trùng chích hút truyền bệnh này (bọ trĩ, rầy, rệp…) kịp thời bằng các loại thuốc sau: : Conphai, Admire, Penalty Gold, Oshin, Actara, Secur, Taron, Chess, Sakura, … Lưu ý: phun thuốc mặt dưới lá.
* Bệnh nứt thân xì mủ: Bệnh xuất hiện giai đoạn mưa nhiều, trên chân ruộng thoát nước kém. Bà con nên phun luân phiên các loại thuốc sau: Ridomil, Topsin-M, Mancozeb, Foscy, Validamycine, Rovral,… phun kỹ vào gốc, thân cây kết hợp bón phân cân đối.
* Bệnh thán thư: Bệnh gây hại mạnh trong mùa mưa, phun luân phiên các loại thuốc sau:Antracol, Topsin, Score, Bavistin, Ridomil, Daconil, Champion,…
* Bệnh phấn trắng: Bệnh thường xuất hiện lúc có ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 22 – 27oC, gây hại mạnh ở các vùng cao có sương nhiều. Bà con sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trị: Manage, Daconil, Dithane M-45, Suloc, Anvil, Titl super, Danjiry, Dithane M45+Topsin Map Super, Viroxyl,… phun lên 2 mặt lá (lá già và lá bánh tẻ).
2. Sâu hại:
* Nhóm ăn tạp: gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Bà con phun luân phiên các loại thuốc sau: Prevathon, Ammate, Silsau super, Regent, Secure, Takumi Cascade,… Phun vào mặt dưới lá lúc chiều mát.
* Nhóm chích hút (bọ trĩ, rầy, rệp..): hút nhựa cây và lây truyền bệnh virus. Bà con nên phun luân phiên các loại thuốc sau: Actara, Regent, Taron, Admire, Penalty gold,, Oshine, Sakura,… Phun vào mặt dưới lá và ngọn cây.
* Ruồi đục lá: gây hại rất mạnh trong mùa nắng, khi thời tiết khô. Bà con phun luân phiên các loại thuốc sau: Trigard, Regent, Vertimec, Lannate, …
* Ruồi đục trái: Phun luân phiên các loại thuốc sau: Polytrin, Fastac, Permethrine, Vizubon (bẫy dẫn dụ).
Lưu ý:
- Khi phun thuốc nên phun kỹ mặt dưới lá, thuốc trị bệnh nên phun ở lá già và lá bánh tẻ, thuốc trị sâu phun lá bánh tẻ và lá non.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao