Sản Xuất Cá Giống Rô Phi Và Nuôi Cá Thịt Ở Ruộng Lúa?
Từ lâu nay, việc nuôi cá ở ruộng cấy lúa nước được coi là biện pháp kinh tế và có hiệu quả để không những tăng năng suất lúa mà còn giảm công việc lao động chăm sóc làm cỏ, sục bùn cho lúa, giảm đến ngừng hẳn việc dùng thuốc trừ sâu và có thêm một lượng cá có giá trị.
Việc sản xuất cá rô phi giống ngoài ruộng đã được tiến hành ở Bắc Ninh và Thái Bình. Tại Bắc Ninh chỉ tận dụng thức ăn tự nhiên của cá ngoài ruộng và sau khi gặt lúa thì thu hoạch cá giống một lần.
Tại Thái Bình đã cho cá ăn thêm thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô) với lượng 1 -2 % tổng khối lượng cá thả; cá giống được thu mỗi tuần một lần. Cách làm như sau: sau khi cấy lúa 20 – 25 ngày, thả cá bố mẹ rô phi vào ruộng với mật độ 4 – 5 con/m2. Cá bố mẹ có cỡ 120 – 150g, tỷ lệ cá đực/cá cái là 1/1.
Chỉ 10 – 12 ngày sau khi thả, cá bắt đầu đẻ. Trên 1 hécta ruộng như thế có thể thu được 50 – 254kg cá giống mỗi năm (năng suất cá phụ thuộc vào khả năng giữ được nước ở trên ruộng) và năng suất lúa đạt 9 – 9,5 tấn/ha/năm (tăng 13% so với ruộng không nuôi cá). ở ruộng có nuôi cá rô phi chỉ phải làm cỏ lúa một lần.
Nuôi cá thịt ở cả hai vụ lúa đã được thực hiện ở vùng trũng Bắc Ninh, Yên Bái. Mật độ cá thả 3.000 con/ha. Cá rô phi cũng được thả ghép với chép, trôi, trắm…; cá chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên. Sản lượng cá đạt 500 – 600 kg/năm; lúa đạt 8 – 9 tấn/ha/năm.
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao