Tin nông nghiệp Sâu đục trái tái phát do nắng nóng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sâu đục trái tái phát do nắng nóng

Author Vũ Bá Quan, publish date Wednesday. March 21st, 2018

Sâu đục trái tái phát do nắng nóng

Sau vài năm tạm lắng, mùa khô năm 2018 sâu đục trái cây có múi (nhà vườn quen gọi là sâu đục trái bưởi) tái phát và gây hại mạnh trên bưởi, cam sành và cam xoàn.

Thu gom và tiêu hủy trái bị sâu

Đặc biệt từ sau Tết đến nay thời tiết nắng ráo, ẩm độ không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho loài sâu này phát triển và nhân nhanh mật số.

Ông Trần Văn Kiệt ở xã Trinh Phú (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, sâu đục trái cây có múi tái phát gây bất ngờ cho nhiều nhà vườn trồng bưởi, cam ở địa phương.

Trong khi đó, nhiều nhà vườn trồng cam sành, cam xoàn càng bất ngờ hơn khi vườn bị sâu đục trái tấn công gây rụng trái hàng loạt. “Nhà vườn bất ngờ vì trước đây loại sâu này ít tấn công trên cam. Triệu chứng gây hại của sâu đục trái trên cam dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng do bọ xít gây ra nên việc phát hiện không kịp thời và phòng trừ không hiệu quả”, ông Võ Văn Thu ở HTX Trồng cây ăn trái Đại Đoàn Kết (huyện Kế Sách) chia sẻ.

So với triệu chứng gây hại trên trái bưởi, triệu chứng do sâu đục trái cây có múi gây ra trên trái cam rất khó nhận biết vì lỗ đục trên trái cam thường nhỏ như vết chích của bọ xít; lượng chất thải ra từ đường đục của sâu qua phần vỏ rất ít (do vỏ cam mỏng hơn so so với vỏ trái bưởi); trái cam bị sâu tấn công thường bị rụng sớm so với trái bưởi bị nhiễm sâu. Vừa khó phát hiện triệu chứng gây hại vừa dễ bị nhầm lẫn với sự gây hại của dịch hại khác, vừa thiếu kinh nghiệm phòng trừ khiến nhiều vườn trồng cam ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) vất vả đối phó với sâu đục trái.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nhà vườn áp dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ gồm: Cắt tỉa nhánh sau mỗi đợt thu hoạch tạo sự thông thoáng nhằm hạn chế bướm đến vườn; thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị sâu đục để diệt sâu; bồi bùn trong mùa nắng để diệt nhộng với lớp bùn dày không quá 5cm; bao trái khi có điều kiện; tưới nước lên tán cây vào buổi chiều khi phát hiện bướm ra rộ để hạn chế bướm đẻ trứng (đối với vườn không bị bệnh loét vi khuẩn).

Thăm vườn thường xuyên, quan sát và xác định được thời điểm bướm xuất hiện; quan sát trên trái, nếu xuất hiện ổ trứng thì phun dầu khoáng để diệt trứng.

Trường hợp không phát hiện được bướm và trứng thì phun thuốc trừ sâu khi sâu non mới bắt đầu đục (chất thải từ lỗ đục mịn và có màu trắng). Sử dụng riêng lẻ và luân phiên một trong các hoạt chất sau: Emamectin benzoate, Permethrin, Clothianidin để phun; có thể phối hợp với dầu khoáng để tăng tính hiệu quả và hạn chế tính kháng thuốc của sâu.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tất tần tật các mẹo trồng rau trong thùng xốp để có vườn rau xanh mơn mởn Tất tần tật các mẹo… Hy vọng một lúa xuân đầy hứa hẹn Hy vọng một lúa xuân…