Mô hình kinh tế Sẽ xử lý nghiêm cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng

Sẽ xử lý nghiêm cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng

Publish date Friday. April 10th, 2015

Sẽ xử lý nghiêm cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi không đạt chất lượng

Lạm dụng kháng sinh và chất cấm

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2014 cả nước có 203 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, trong đó có 142 cơ sở thuộc nhóm doanh nghiệp nhà nước, 56 cơ sở thuộc nhóm doanh nghiệp nước ngoài và 5 cơ sở thuộc nhóm doanh nghiệp liên doanh.

Trong đó, sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) của các doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh chiếm gần 60%. Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 11,69 triệu tấn nguyên liệu TĂCN gia súc, gia cầm và thủy sản với tổng trị giá 4,87 tỷ USD, trong đó nguyên liệu giàu đạm là 5,38 triệu tấn, nguyên liệu giàu năng lượng là 5,91 triệu tấn.

Nhận định về ngành chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm 2014 đươc coi là một năm khởi sắc của ngành chăn nuôi Việt Nam với các tiêu chí như được mùa, được giá và người chăn nuôi có lãi. Trong quý I/2015, ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng 4,85%.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn hiện hữu như: vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành TĂCN và giá thành sản phẩm vẫn cao…. Đặc biệt, vẫn còn hiện tượng lạm dụng kháng sinh và chất cấm trong chăn nuôi. Theo ông Dương, trong năm 2014, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra chất lượng TĂCN tại 6 tỉnh trọng điểm gồm 88 cơ sở sản xuất TĂCN, 71 cơ sở kinh doanh TĂCN, 256 cơ sở chăn nuôi lợn thịt, 33 cơ sở giết mổ lợn, 14 cơ sở kinh doanh thịt lợn.

Các cơ quan chức năng đã lấy 329 mẫu TĂCN, 311 mẫu nước tiểu lợn thịt, 346 mẫu thịt, gan, thận lợn. Kết quả kiểm tra cho thấy: 11,6% mẫu TĂCN vi phạm các chỉ tiêu chất lượng như protein thô, axit amin, khoáng…; 2,4% mẫu vi phạm các chỉ tiêu an toàn, 5,2% số mẫu dương tính với chất cấm. Có 3,86% số mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm; 17,7% số mẫu thịt, gan, thận có tồn dư kháng sinh, không có mẫu dương tính với chất cấm. Các cơ quan liên quan đã xử phạt hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm tổng số tiền là 545,55 triệu đồng.

Xử lý nghiêm cơ sở vi phạm

Ông Dương cho biết, những vi phạm về chất lượng và an toàn đối với TĂCN, thức ăn có chất cấm và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi là những lỗi vi phạm rất khó phát hiện và xử lý nếu thiếu các giải pháp đồng bộ. Qua kiểm tra trọng điểm đã phát hiện ra nhiều đối tượng và các mánh khóe tinh vi của việc kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong đó có cả doanh nghiệp, thương lái và người chăn nuôi.

Ví dụ, một số doanh nghiệp sản xuất TĂCN theo đơn đặt hàng của đại lý phân phối hoặc người chăn nuôi là chứa đựng nguy cơ rất cao trong các vi phạm về chất cấm cũng như kháng sinh.

Trong năm 2015, Cục Chăn nuôi đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra TĂCN đối với cơ sở sản xuất, gia công, nhập khẩu TĂCN, tập trung vào các cơ sở sản xuất TĂCN công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; cơ sở sản xuất TĂCN bổ sung, cơ sở xếp loại C, cơ sở không có địa chỉ rõ ràng. Đồng thời kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh TĂCN, thuốc thú y tập trung vào các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi bổ sung và thuốc thú y, cơ sở xếp loại C, cơ sở không có địa chỉ rõ ràng.

Đối với cơ sở chăn nuôi, công tác kiểm tra sẽ tập trung vào nhóm có nguy cơ cao như các cơ sở tự phối trộn thức ăn, sử dụng thức ăn tận dụng từ các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khu công nghiệp; kiểm tra các cơ sở giết mổ, buôn bán thịt lợn.

Ông Dương cho biết, sẽ xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó có biện pháp đình chỉ sản xuất, kinh doanh và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các cơ sở sử dụng chất cấm, các cơ sở loại C cố tình không khắc phục qua 02 lần kiểm tra, đánh giá hoặc những cơ sở tái phạm trên 02 lần khi vi phạm một trong các chỉ tiêu chất lượng ở mức từ 70% trở xuống hoặc ở mức từ 120 trở lên đối với các chỉ tiêu an toàn bắt buộc phải công bố.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, việc phân loại cơ sở sản xuất TĂCN nhằm tăng cường kiểm tra với tần suất cao hơn với các cơ sở loại C trong điều kiện nhân lực hiện có. Tuy nhiên, mức độ kiểm tra các cơ sở sản xuất TĂCN loại C ở các địa phương mới đạt khoảng 50%, trong tỷ lệ tái phạm các cơ sở loại C này lên tới 60 - 70%, nguyên nhân là do việc xử lý của các địa phương chưa nghiêm.

Cần phải quy định rõ về việc lấy mẫu, chế tài xử lý vi phạm và đặc biệt cần có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý vi phạm của chính quyền địa phương.


Bình Định tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho trên 2 triệu con gà, vịt Bình Định tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm… Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu…