Tôm thẻ chân trắng Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học đúng cách trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học đúng cách trong nuôi tôm

Publish date Wednesday. March 11th, 2015

Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học đúng cách trong nuôi tôm

Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học này như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm đảm tính bền vững cho nghề nuôi tôm là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm.

Lưu ý về các sản phẩm hóa chất, vi sinh

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại hóa chất khi sử dụng sẽ hấp thụ mạnh oxy trong nước ao tôm hay mất hoạt tính khi gặp ánh sáng, nên người nuôi tôm cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh trường hợp làm mất oxy trong nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi. Cụ thể, các loại hóa chất chứa thành phần iodin có thuộc tính là mất hoạt tính, mất tác dụng khi gặp ánh sáng nên phải sử dụng vào buổi tối. Những chất thuộc nhóm BKC thì ngược lại, do có đặc tính hấp thu oxy nên không sử dụng vào ban đêm. Một cách cảm quan, có thể phân biệt một số loại hóa chất nói trên qua chất liệu bao bì của nhà sản xuất, cụ thể, nếu vật liệu đựng của sản phẩm bằng sành, màu đen thì đa số sử dụng vào thời điểm ban đêm, còn những loại hóa chất bằng chai nhựa thì sử dụng vào ban ngày và phải đúng liều để không ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.

Theo Tổng cục Thủy sản, một vấn đề đặc biệt nổi cộm trong nuôi tôm thời gian gần đây là việc sử dụng các sản phẩm diệt giáp xác có chứa gốc thuốc trừ sâu đang diễn ra ở nhiều địa phương ở ĐBSCL, và đây có thể là yếu tố gây rủi ro cho tôm nuôi. Các chuyên gia của Trường Đại học Arizona (Mỹ) cũng nhận định rằng, hội chứng gây hoại tử gan tụy gây chết hàng loạt trên tôm thời gian qua có thể do bị nhiễm độc từ các độc tố trong môi trường, trong đó có sản phẩm diệt tạp có chứa Cypermethin.

Ngày nay, người nuôi tôm cũng thường sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi, đó là các sản phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi như: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Nitrobacter, Nitrosomonas… có tác dụng tiết ra các enzyme phân hủy các chất hữu cơ dưới đáy ao (thức ăn thừa, phân tôm, xác động, thực vật), làm giảm khí độc, cải thiện chất lượng nước, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại, giảm cơ hội gây bệnh cho vật nuôi. Trong số này có những vi khuẩn hiếu khí, làm tiêu hao oxy trong ao nên thời điểm sử dụng hiệu quả nhất là buổi chiều, với liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, hay có thể dùng liều cao hơn tuỳ thuộc vào từng sản phẩm và kinh nghiệm của người nuôi.

Kết hợp nhiều yếu tố khi sử dụng

Đối với việc sử dụng vôi, thông thường bà con nông dân thường sử dụng vôi sau lần tháo rửa chất thải cuối cùng trong quá trình cải tạo ao nuôi. Tuy nhiên, cần lưu ý, vôi dùng trong giai đoạn này tốt nhất là vôi nông nghiệp (CaCO3) hay đá vôi đen (CaMg(CO3)2) để tạo pH và độ kiềm thích hợp, và cũng không nên dùng vôi quá nhiều vì sẽ làm hạn chế tác dụng của Chlorine xử lý các mầm bệnh trong nước ao.

Nếu nước ao có độ kiềm và pH cao (độ kiềm >80 mg/lít và pH>8) thì không cần bón vôi trong giai đoạn này. Trong trường hợp đất ao quá phèn (pH<5) thì việc sử dụng vôi tôi (Ca(OH)2) hay vôi sống (CaO) sẽ có hiệu quả hơn, bởi nếu dùng vôi tôi và vôi sống để cải tạo nền đáy ao thì pH nước sẽ tăng lên đáng kể khi lấy nước vào ao, nhất là khi hệ đệm nước ao kém.

Đối với Chlorine, khi sử dụng loại hóa chất này cần chú ý tới các yếu tố như hàm lượng Chlorine có trong sản phẩm, pH ao nuôi, hàm lượng chất hữu cơ, độ trong của nước, ammoniac… để xác định liều lượng sử dụng thích hợp. Thông thường, nếu dùng Chlorine khử trùng đáy ao thì liều lượng là 50-100 ppm, khử trùng nước 20-30 ppm.

Mặt khác, một thuộc tính khác cần quan tâm của Chlorine là loại hóa chất này có phổ duyệt khuẩn rất rộng, nên khi sử dụng hóa chất này để diệt khuẩn nước và nền đáy ao thì hầu như tất cả các loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại đều bị tiêu diệt, dẫn đến đáy ao bị trơ và nước khó lên màu. Do đó, sau khi sử dụng Chlorine nên dùng các loại chế phẩm sinh học để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao cũng như gây màu nước.

Ngoài ra, sau khi sử dụng Chlorine để xử lý ao tôm có thể dẫn đến tình trạng dư lượng Chlorine trong nước ao tôm vẫn còn. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tôm nuôi bị ngộ độc, nhất là trong những ngày đầu thả giống. Để tránh tình trạng này, trước khi thả tôm giống, bà con nuôi tôm có thể sử dụng Natri thiosulfate (Na2S2O35H2O) để trung hoà Chlorine với liều lượng 1kg/1.000m3 nước.

Đối với thuốc tím (KMnO4), tùy mục đích sử dụng mà bà con nuôi tôm tạt loại hóa chất này với liều lượng khác nhau, cụ thể dùng với liều 4-5 ppm để khử trùng nước trước khi thả tôm giống, diệt tảo với nồng độ 1-2 ppm cho ao đang nuôi. Cần lưu ý, thuốc tím là chất oxy hóa mạnh nên vào thời điểm nắng nóng, độ mặn tăng cao thì không nên sử dụng KMnO4 quá nhiều, bởi lúc này ion MnO4- chuyển hóa thành MnO2- gây độc cho tôm nuôi.

Khi sử dụng các chế phẩm sinh học, bà con nuôi tôm cần phải có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, bởi ngoài việc sử dụng đúng nồng độ và liều lượng thì thời điểm sử dụng sao cho chế phẩm sinh học đạt hiệu quả cao nhất còn tùy thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người. Thời điểm sử dụng tốt nhất là vào lúc 2 giờ chiều, hay lúc thời điểm nhiệt độ nước ao nuôi phù hợp nhất trong ngày để vi sinh nhân khối. Ngoài ra, khi sử dụng chế phẩm sinh học cần sử dụng lặp lại nhiều lần, chú ý hàm lượng oxy hoà tan trong ao trong quá trình sử dụng.

Chú ý, trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học, tuyệt đối không được sử dụng các hóa chất sát trùng nước

Tags: men vi sinh, men vi sinh duong ruot, men vi sinh tieu hoa, vitamin, dinh duong cho tom, tom lon nhanh, xu ly moi truong, diet tao, chong doc, che pham sinh hoc


Related news

Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi Quản lý bùn đáy ao tôm Quản lý bùn đáy ao tôm