Sử Dụng Nấm Đối Kháng Phòng Trị Bệnh Thối Nõn, Thối Rễ Trên Cây Khóm
Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.
Khóm thường gặp nấm bệnh gây hại như bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp., làm giảm năng suất nghiêm trọng, có khi chết cả cây. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nhằm góp phần tìm giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng khóm Hậu Giang để cải thiện năng suất và phẩm chất trái.
Nấm Trichoderma là một loại nấm xuất hiện trong tự nhiên, trong đất nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ. Chúng sống hoại sinh đồng thời ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Khi phát triển trên ký chủ, chúng tiết ra nhiều loại enzym làm ức chế sự tăng trưởng, ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh. Trichoderma còn có khả năng biến đổi các chất vô cơ, tăng cường khả năng sản xuất hormon cây trồng làm gia tăng khả năng đối kháng của cây đối với mầm bệnh. Nấm Trichoderma sinh trưởng nhanh trên vùng rễ cây, vừa có khả năng ký sinh nấm gây hại, tạo kháng sinh, tăng tính chống chịu, hòa tan các chất khoáng trong đất, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây, làm bất hoạt các enzym của các loại nấm ký sinh nên đã được rất nhiều nơi trên thế giới lẫn trong nước sử dụng.
Trong 2 năm nghiên cứu, Thạc sĩ Dương Minh đã khảo sát điều tra trên các nông hộ trồng khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến (TX.Vị Thanh), gồm thu thập các mẫu đất, cây bệnh để thu thập nấm Fusarium và Phytophthora; mẫu đất ở cây khỏe mạnh để trích Trichoderma. Qua quy trình Koch, tác giả đã xác định được khả năng gây bệnh của nấm Fusarium và Phytophthora. Tiếp đó, khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solani và Phytophthora nicotianae trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Từ đó, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối nõn do Phytophthora nicotianae trên các ruộng khóm mô hình ở xã Hỏa Tiến. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a. Kết quả, đã phân lập được 50 chủng Trichoderma trên ruộng đất phèn trồng khóm; 5 chủng Phytophthora từ phần nõn và 10 chủng Fusarium từ rễ các cây bệnh trên giống khóm Queen và Cayenne và định danh được tác nhân gây thối nõn là Phytophthora nicotianae và thối rễ là Fusarium solani.
Qua quy trình Koch đã phân lập được 5/10 chủng Fusarium solani, 5/5 chủng Phytophthora nicotianae gây hại với độc tính cao. Thử khả năng đối kháng của Trichoderma trong phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Fusarium solani và 7/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Phytophthora nicotianae gây bệnh. Khi bón phân với liều lượng vừa phải, Trichoderma đáp ứng, phát triển sợi nấm, sinh bào tử cao và tốt với các khoáng N, P, K, Ca, Mg.
GS.TS Cao Ngọc Diệp, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ, nhận xét: “Đề tài có giá trị ứng dụng cao, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường so với sử dụng các chế phẩm hóa học. Các sản phẩm Trichoderma khi được tìm ra sẽ được ứng dụng cho nhiều giống cây trồng khác”. Việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trị bệnh trên cây khóm theo hướng nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường và sản phẩm. Nghiên cứu còn giúp bà con nông dân có tập quán sử dụng phân hữu cơ và cách ủ phân, giảm chi phí mua phân hóa học, tăng lợi nhuận, cải thiện phẩm chất trái, vùng đất phèn, hình thành vùng canh tác nông nghiệp, tạo sự bền vững và tầm cao mới cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang.Đề tài khoa học của Thạc sĩ Dương Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã tìm ra được các chủng nấm đối kháng với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp... mang lại niềm vui cho bà con trồng khóm ở Hậu Giang.
Khóm thường gặp nấm bệnh gây hại như bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. và bệnh thối rễ do nấm Fusarium spp., làm giảm năng suất nghiêm trọng, có khi chết cả cây. Trước thực trạng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nhằm góp phần tìm giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân phòng trị bệnh thối rễ và thối nõn trên cây khóm bằng biện pháp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và phòng trừ tổng hợp tại vùng trồng khóm Hậu Giang để cải thiện năng suất và phẩm chất trái.
Nấm Trichoderma là một loại nấm xuất hiện trong tự nhiên, trong đất nông nghiệp và các vật liệu hữu cơ. Chúng sống hoại sinh đồng thời ký sinh trên các loài nấm gây bệnh cho cây trồng. Khi phát triển trên ký chủ, chúng tiết ra nhiều loại enzym làm ức chế sự tăng trưởng, ngăn cản sự nảy mầm của bào tử nấm bệnh. Trichoderma còn có khả năng biến đổi các chất vô cơ, tăng cường khả năng sản xuất hormon cây trồng làm gia tăng khả năng đối kháng của cây đối với mầm bệnh. Nấm Trichoderma sinh trưởng nhanh trên vùng rễ cây, vừa có khả năng ký sinh nấm gây hại, tạo kháng sinh, tăng tính chống chịu, hòa tan các chất khoáng trong đất, tiết kiệm được lượng phân bón cho cây, làm bất hoạt các enzym của các loại nấm ký sinh nên đã được rất nhiều nơi trên thế giới lẫn trong nước sử dụng.
Trong 2 năm nghiên cứu, Thạc sĩ Dương Minh đã khảo sát điều tra trên các nông hộ trồng khóm tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến (TX.Vị Thanh), gồm thu thập các mẫu đất, cây bệnh để thu thập nấm Fusarium và Phytophthora; mẫu đất ở cây khỏe mạnh để trích Trichoderma. Qua quy trình Koch, tác giả đã xác định được khả năng gây bệnh của nấm Fusarium và Phytophthora. Tiếp đó, khảo sát khả năng đối kháng của Trichoderma đối với Fusarium solani và Phytophthora nicotianae trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Từ đó, đánh giá khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma triển vọng đối với bệnh thối rễ do Fusarium solani và thối nõn do Phytophthora nicotianae trên các ruộng khóm mô hình ở xã Hỏa Tiến. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các dinh dưỡng khoáng N, P, K, Ca, Mg lên sự phát triển và hình thành bào tử của Trichoderma T-BM2a. Kết quả, đã phân lập được 50 chủng Trichoderma trên ruộng đất phèn trồng khóm; 5 chủng Phytophthora từ phần nõn và 10 chủng Fusarium từ rễ các cây bệnh trên giống khóm Queen và Cayenne và định danh được tác nhân gây thối nõn là Phytophthora nicotianae và thối rễ là Fusarium solani.
Qua quy trình Koch đã phân lập được 5/10 chủng Fusarium solani, 5/5 chủng Phytophthora nicotianae gây hại với độc tính cao. Thử khả năng đối kháng của Trichoderma trong phòng thí nghiệm đã chọn được 9/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Fusarium solani và 7/50 chủng cho hiệu quả đối kháng cao với Phytophthora nicotianae gây bệnh. Khi bón phân với liều lượng vừa phải, Trichoderma đáp ứng, phát triển sợi nấm, sinh bào tử cao và tốt với các khoáng N, P, K, Ca, Mg.
GS.TS Cao Ngọc Diệp, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ, nhận xét: “Đề tài có giá trị ứng dụng cao, góp phần hạn chế được ô nhiễm môi trường so với sử dụng các chế phẩm hóa học. Các sản phẩm Trichoderma khi được tìm ra sẽ được ứng dụng cho nhiều giống cây trồng khác”. Việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trị bệnh trên cây khóm theo hướng nông nghiệp bền vững, an toàn cho môi trường và sản phẩm. Nghiên cứu còn giúp bà con nông dân có tập quán sử dụng phân hữu cơ và cách ủ phân, giảm chi phí mua phân hóa học, tăng lợi nhuận, cải thiện phẩm chất trái, vùng đất phèn, hình thành vùng canh tác nông nghiệp, tạo sự bền vững và tầm cao mới cho thương hiệu khóm Cầu Đúc Hậu Giang.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao