Tôm thẻ chân trắng Sử dụng protein cô đặc từ thực vật trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng

Sử dụng protein cô đặc từ thực vật trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng

Author Như Huỳnh (lược dịch) - Theo The Fishsite, publish date Saturday. November 16th, 2019

Sử dụng protein cô đặc từ thực vật trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu gần đây được công bố trên Aquaculture Nutrition, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng chất cô đặc protein từ thực vật có thể được sử dụng để thay thế bột cá cho tôm thẻ chân trắng được nuôi trong điều kiện độ mặn thấp và mật độ cao giúp giảm giá thành sản xuất cho người nuôi tôm.

Protein từ thực vật có thể thay thế bột cá trong thức ăn tôm nuôi

Giá thành sản xuất của nuôi tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước nuôi tôm khác như Ấn Độ hay Thái Lan do đó việc nghiên cứu và ứng dụng thức ăn thay thế bột cá nhằm giảm giảm giá thành sản xuất là cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Hiện nay nguồn đạm thực vật đang dần được đưa vào thay thế nguồn đạm từ bột cá trong đó có protein từ bột ngô và bột đậu nành. Các nghiên cứu trước đây từng cho thấy khi nghiên cứu trên cá, bột ngô và bột đậu nành sẽ có khả năng thay thế một phần bột cá trong chế độ ăn của chúng. 

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần xem xét khi sử dụng đạm thực vật trong thức ăn cho tôm. Nguồn acid amin trong đạm thực vật không cao, do đó khi sử dụng đạm thực vật dễ dẫn đến khả năng mất cân bằng acid amin, đặc biệt là lysine và methionine, làm giảm tăng trưởng của đối tượng nuôi. Do đó, nghiên cứu của Guo et al., 2019 đã tiến hành nhằm sử dụng nguồn protein cô đặc  từ thực vật có thể được sử dụng để thay thế bột cá cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei ) mà vẫn đảm bảo tăng trưởng, giảm hệ số FCR và không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm.

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng protein cô đặc từ bột ngô và bột đậu nàn

Hai thử nghiệm cho ăn đã được thực hiện để nghiên cứu hiệu quả của việc thay thế bột cá bằng sự kết hợp giữa đậu nành và protein ngô cô đặc (tỷ lệ 1: 1) đối với hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng ( Litopenaeus vannamei).

Thí nghiệm 1: thí nghiệm 1 gồm 5 nghiệm thức với chế độ cho ăn 200, 150, 100, 50 và 0 g/kg thức ăn được nuôi trong hệ thống nước sạch trong nhà với mật độ 15 con tôm/ bể 75 L với protein tập trung trên cơ sở isonitrogen. Ngoài ra, hai chế độ ăn chứa 0 hoặc 50 g/kg bột cá đã được bổ sung lysine và methionine để đánh giá các hạn chế có thể có trong EAAs.

Thí nghiệm 2: Được nuôi trong hệ thống nước xanh ngoài trời với mật độ (100 con tôm trên 800 L), chế độ ăn tương tự như thí nghiệm 1.

Kết quả

Trong thí nghiệm 1, kết quả cho thấy tôm ở nghiệm thức bổ sung 200 g/kg protein từ đậu nành và bột ngô cô đặc có hiệu suất tăng trưởng giảm nhẹ hơn so với nghiệm thức đối chứng bổ sung 100% bột cá. Trong khi đó, việc bổ sung lysine và methionine vào chế độ ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tăng trưởng hoặc FCR. 

Trong thí nghiệm 2, không có sự khác biệt đáng kể về hiệu suất tăng trưởng trong các chế độ ăn. Kết quả này chứng minh rằng các chất cô đặc protein từ thực vật có thể được sử dụng để thay thế bột cá cho tôm nuôi trong các cơ sở có mật độ thả cao và ao nước xanh.

Từ nghiên cứu cho thấy, protein từ bột ngô và bột đậu nành là một nguyên liệu thức ăn tiềm năng cho tôm thẻ chân trắng, có thể thay thế bột cá mà không ảnh hưởng đến tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, từ đó giảm giá thành sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.


Tinh dầu quế ức chế khả năng giao tiếp của vi khuẩn Vibrio Tinh dầu quế ức chế khả năng giao… Hạn chế hiện tượng tôm ăn kém khi thời tiết thay đổi Hạn chế hiện tượng tôm ăn kém khi…