Tin thủy sản Tác dụng của Beta-Glucan đối với tôm nuôi

Tác dụng của Beta-Glucan đối với tôm nuôi

Author Ban KHKT, publish date Friday. September 18th, 2020

Tác dụng của Beta-Glucan đối với tôm nuôi

Hỏi: Xin hỏi tác dụng của Beta-Glucan đối với tôm nuôi và liều lượng sử dụng bao nhiêu là hiệu quả? (Trần Văn Tuấn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Hiện nay, các hợp chất β-glucan được sử dụng trong NTTS như là một chất kích thích miễn dịch (immunostimulant) đối với tôm cá nuôi. Beta-Glucan là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết Beta-glycoside. Beta-Glucan có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh gây ra bởi các nhóm vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt có thể ngăn chặn tác động của virus đốm trắng (WSSV) trên tôm.

Beta-Glucan có nguồn gốc từ các thành tế bào nấm men. Tùy vào mục đích có thể sử dụng Beta-Glucan bằng nhiều cách khác nhau như ngâm tôm trong môi trường có liều lượng Beta-Glucan 300 – 500 mg/l có tác dụng tăng cường sức đề kháng sau 2 – 5 giờ ngâm hoặc tiêm với liều 10 – 20 g/g tôm có tác dụng kích thích hệ miễn dịch sau 48 giờ. Người nuôi cũng có thể bổ sung khi cho ăn, liều lượng 0,5 – 2 µg/kg thức ăn có tác dụng làm tăng sức đề kháng sau 7 ngày cho ăn.

Hỏi: Cá lóc mắt bị phù và mờ đục, da sậm lại, đuôi và vây bị hoại tử, vảy dễ rơi rụng. Có hiện tượng chết rải rác. Xin hỏi cá bị bệnh gì và cách điều trị? (Nguyễn Văn Tình, huyện An Phú, tỉnh An Giang)

Trả lời:

Theo mô tả, cá lóc đang bị bệnh nhiễm khuẩn huyết. Vi khuẩn gây ra bệnh này là Aeromonas hydrophila và Edwardsiella tarda chúng luôn có trong nước chứa nhiều chất hữu cơ, nhất là khi trong ao dư thừa thức ăn. Tỷ lệ chết rất cao khi cá bị sốc và thiếu dinh dưỡng.

Phòng và trị bệnh: Không nuôi cá ở mật độ quá cao, tránh làm cho cá bị xây xát khi kéo lưới hoặc đánh bắt kiểm tra, giữ cho môi trường nuôi không bị nhiễm bẩn do thức ăn dư thừa và từ nguồn nước thải công nghiệp. Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm cá, liều dùng 10 ppm xử lý lặp lại sau 3 ngày. Định kỳ tắm cho cá 2 tuần/lần. Dùng một trong các loại thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn lượng như sau: Streptomycin: 50 – 75 mg/kg cá cho ăn trong 5 – 7 ngày; Kanamycine: 50 mg/kg cá cho ăn trong 7 ngày. Bổ sung thêm Vitamin C trộn vào thức ăn, liều lượng 20 mg/kg thức ăn trong thời gian dùng thuốc trị bệnh. Cải thiện chất lượng nước, thay nước mới sạch, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan trên 4 mg/l.


Lưu ý khi nuôi ghép thủy sản Lưu ý khi nuôi ghép thủy sản Phụ gia thức ăn - Khắc phục hiện tượng tôm xanh vỏ trong hệ thống nhà kính Phụ gia thức ăn - Khắc phục hiện…