Tôm thẻ chân trắng Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản

Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản

Publish date Friday. August 7th, 2015

Tác dụng của thuốc trong nuôi trồng thủy sản

Các mặt hàng xuất khẩu dư lượng kháng sinh trong các sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, sử dụng thuốc không đúng dẫn đến việc sử dụng không hiểu quả  hoặc tồn dư dư lượng trong cơ thể vật nuôi và gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra còn gây hiện tượng gia tăng chất hữu cơ tác động đến cấu trúc và tính đa dạng sinh học của vật nuôi; tồn dư trong môi trường, tác động đến hệ sinh vật trong môi trường và tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Do đó người nuôi thủy sản cần phải nắm rõ các mặt tác dụng của thuốc:

1.Thuốc có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt tác nhân gây bệnh

*Tác dụng cục bộ và tác dụng hấp thu

Thuốc dùng ở tổ chức nào, cơ quan nào thì dừng và phát huy tác dụng ở đó, không có tác dụng đến các cơ quan khác Dùng các hợp chất vô cơ chứa clo, như hypochloride canxi [Ca(OCl)2] có tác dụng khử trùng bên ngoài cơ thể cá, không có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể.

Một số kháng sinh khi dùng để chữa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột sẽ không được hấp thu qua niêm mạc ruột, nên chúng cũng có tác dụng cục bộ, chỉ tiêu diệt các tác nhân là vi khuẩn cảm nhiễm trong đường ruột, điều này cũng giảm bớt tác dụng phụ của thuốc tới hoạt động của một số cơ quan khác trong cơ thể.

Thuốc có tác dụng hấp thu là thuốc sau khi vào cơ thể được hấp thu qua các màng sinh học để vào hệ thống tuần hoàn, theo hệ thống tuần hoàn đi khắp cơ thể để tiêu diệt tác nhân và phát huy hiệu quả như một số kháng sinh, vaccine và các chất kích thích miễn dịch..

*Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp

Căn cứ vào cơ chế tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh của thuốc chia ra tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp.

Tổ chức tế bào cơ quan nào đó của vật nuôi và các tác nhân gây bệnh tiếp xúc trực tiếp với thuốc phát sinh ra phản ứng và bị tiêu diệt thì gọi là tác dụng trực tiếp của thuốc, còn thuốc có tác dụng gián tiếp ảnh hưởng và tiêu diệt tác nhân được gọi thuốc có tác dụng gián tiếp.

Một loại thuốc có thể vừa có tác dụng trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp tùy theo cách và mục đích sử dụng.

*Tác dụng diệt trùng có lựa chọn của thuốc

Tính mẫn cảm của của các sinh vật là tác nhân gây bệnh với cùng một loại thuốc không giống nhau nên tác dụng kìm hãm và tiêu diệt của thuốc với các tác nhân gây bệnh cũng cũng khác nhau Ngoài ra, thuốc dùng để chữa bệnh cho sinh vật nói chung, đặc biệt là động vật thủy sản, còn thể hiện sự nhạy cảm của nó với vật nuôi được dùng thuốc. Nếu tính nhạy cảm càng cao thì có nghĩa thuốc này có thể gây độc cho động vật dùng thuốc càng lớn.

Do vậy, trong nuôi trồng thủy sản, lựa chọn thuốc dùng là công việc quan trọng, nên lựa chọn thuốc có khả năng diệt trùng cao, nhưng tính độc với vật nuôi phải thấp, để ta có thể dùng nồng độ cao, tiêu diệt tác nhân triệt để nhưng ít gây hại cho ký chủ.

Hiện nay có một số hóa chất có khả năng tiêu diệt sinh vật gây bệnh có tính lựa chọn cao, nên với nồng độ không độc hại với cơ thể ký chủ nhưng đã can thiệp được quá trình sinh hóa riêng của sinh vật gây bệnh nên phát huy hiệu quả trị liệu cao.

  1. Tác dụng nâng cao sức khỏe của vật nuôi

Một số thuốc khi dùng trong nuôi trồng thủy sản có khả năng trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao sức đề kháng của vật nuôi.

Tác dụng trực tiếp: Khi dùng vaccine để phòng bệnh cho cá, thuốc này có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cá để chống lại một tác nhân nguy hiểm nào đó, như dùng vaccine phòng bệnh viêm thần kinh ở cá biển, có thể làm tăng cơ chế tự vệ đặc hiệu của cá với kháng nguyên của loại virus nguy hiểm gây bệnh viêm thần kinh ở cá (VNN) trong phản ứng miễn dịch thứ cấp. Hoặc khi dùng vaccine để phòng bệnh viêm ruột do vi khuẩn ở cá trắm cỏ, đã kích hoạt hệ thống miễn dịch của cá chống lại kháng nguyên của vi khuẩn Aeromonas punctata gây bệnh này.

– Tác dụng gián tiếp: Có nhiều loại thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm quản lý môi trường ao nuôi, bể ấp được thích hợp và ổn định trong suốt vụ nuôi, khi môi trường đã được quản lý phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi, có thể tăng sức kháng bệnh của cơ thể vật nuôi.

Một số vitamin và khoáng thường được bổ sung vào khẩu phần thức ăn của tôm cá, chúng không những có thể làm tăng sinh trưởng của vật nuôi, tạo nên bộ xương trong của cá, bộ xương ngoài của giáp xác, mà còn trực tiếp tham gia vào thành phần của các hocmon, enzym, của thành mạch máu và gián tiếp làm tăng khả năng chống chịu sốc và kháng bệnh ở vật nuôi.

  1. Tác dụng quản lý môi trường của thuốc

Một số loại thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản còn có tác dụng giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và ổn định, trên cơ sở đó, chúng gián tiếp hoặc trực tiếp ức chế kìm hãm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và tăng sức khỏe của vật nuôi.

Ví dụ: Các loại vôi dùng để tăng và ổn định pH, làm tơi xốp đáy ao, giảm độc khí và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi phát triển và hoạt động.

Các loại chế phẩm vi sinh có chứa các vi khuẩn sống và có lợi, khi cho xuống ao các vi khuẩn này có thể tham gia vào quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ, giảm hiện tượng dư thừa ni tơ trong ao, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật là tác nhân gây bệnh, ổn định sự phát triển của tảo…

Một số thuốc sát trùng có tính oxy hóa mạnh, khi cho vào trong ao, chung không chỉ tiêu diệt tác nhân gây bệnh mà còn có tác dụng cải thiện chất lượng nước như: oxy hóa các vật chất hữu cơ, khí độc…như ozon, benzalkonium chloride….

  1. Tác dụng hai mặt của thuốc

Dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh, tăng sức khỏe vật nuôi và cải thiện điều kiện môi trường, nhưng trong thực tế hầu hết tất cả các loại thuốc đều có tác dụng 2 mặt: Tác dụng chính và tác dụng phụ.

Tác dụng chính: Là tác dụng nhằm đạt được mục đích của việc sử dụng thuốc, như nếu là thuốc sát trùng và kháng sinh phải tiêu diệt được tác nhân gây bệnh ở bên ngoài, bên trên hay trong cơ thể vật nuôi, nếu là vaccine hay chất kích thích miễn dịch phải có khả năng kích hoạt hệ thống miễn dịch đặc hiệu hay không đặc hiệu của vật nuôi với tác nhân gây bệnh…

Tác dụng phụ: Là tác dụng nằm ngoài hay ngược lại mục đích sử dụng thuốc. Khi sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát trùng có thể đã đạt được mục đích tiêu diệt tác nhân để phòng và chữa bệnh nhưng một số thuốc gây ra các phản ứng phụ có thể tác hại đến cơ thể và môi trường như:

Dùng formol để trị một số bệnh do ký sinh trùng ngoại ký sinh trên cơ thể cá, tôm rất có hiệu quả, tuy vậy cũng có thể ảnh hưởng ức chế hoạt động của cơ quan hô hấp, thần kinh cá, có thể giết tảo phù du làm màu nước xấu đi và có thể làm hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống do phản ứng khử của thuốc.

Khi cá bị bệnh viêm ruột do vi khuẩn hay tôm ấu trùng bị bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrrio, dùng một số kháng sinh đặc hiệu có thể tiêu diệt tác nhân và chữa lành bệnh, nhưng kháng sinh cũng diệt luôn hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm và cá, làm động vật nuôi còi, chậm lớn.

Khi dùng kháng sinh ở nồng độ thấp kéo dài, có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhưng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vật nuôi và có nguy cơ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Khi dùng kháng sinh ở nồng độ thấp, nếu thấp hơn nồng độ ức chế thấp nhất của mỗi loại kháng sinh, thì không những không có tác dụng trị bệnh mà ngược lại, có thể kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Khi dùng một số thuốc bổ với mục đích làm tăng sức khỏe của vật nuôi, nhưng nếu dùng với nồng độ cao hay thời gian kéo dài hơn quy định, có thể gây ra những tác hại cho cơ thể, như dùng vitamin A liều cao, kéo dài có thể gây ảnh hưởng chức năng gan tụy, gây dị dạng cho thế hệ ấu trùng nếu vật nuôi tham gia sinh sản.

Do vậy, khi dùng thuốc để phòng và trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản cần lưu ý để giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc.

  1. Tác dụng hợp đồng và tác dụng đối kháng của thuốc

– Có những thuốc khi dùng kết hợp với nhau để phòng và trị bệnh, có khả năng làm tăng tác dụng trị bệnh của thuốc, người ta gọi đó là tác dụng hợp đồng.

Ví dụ: Dùng NaCl 3% để tắm cho cá có thể trị được bệnh trùng quả dưa ở cá con, nhưng nếu tá kết hợp NaCl + MgSO4 (theo tỷ lệ 3,5/1,5) được một hỗn hợp và chỉ cần dùng hỗn hợp này ở nồng độ 0,5% đã có tác dụng trị bệnh tốt.

– Có những loại thuốc khi dùng kết hợp với nhau lại có thể triệt tiêu tác dụng của nhau, gọi là tác dụng đối kháng của thuốc

Dùng kết hợp Chlorine với vôi có khả năng làm giảm tác dụng diệt trùng của chlorine xuống hàng trăm lần. Vì khi pH tăng cao nhờ vôi, sẽ làm chlorin trong nước tồn tại chủ yếu dưới dạng ion hypochlorit (OCl -), nên làm giảm tác dụng diệt trùng của chlorine.

Dùng kết hợp giữa 2 loại kháng sinh Kanamyxin và Metixilin sẽ làm mất tác dụng diệt trùng của kháng sinh.

– Ngoài tác dụng hợp cộng và hợp đồng, khi dùng kết hợp 2 hay nhiều loại thuốc với nhau cùng một lúc, chúng ta cần thận trọng với những tác dụng khác như xuất hiện các tác dụng phụ mới gây hại cho cơ thể:

Ví dụ: Khi dùng kết hợp Theophylin với Erythromycin có thể gây kích thích thần kinh quá mức.

Tags: tac dung cua thuoc, thuoc thuy san, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Related news

Tìm hiểu về tảo lam trong nuôi trồng thủy sản Tìm hiểu về tảo lam trong nuôi trồng… Nỗi ám ảnh kháng sinh trong tôm Nỗi ám ảnh kháng sinh trong tôm