Mô hình kinh tế Tạm nhập tái xuất đường đề phòng gian lận thương mại

Tạm nhập tái xuất đường đề phòng gian lận thương mại

Publish date Friday. July 10th, 2015

Tạm nhập tái xuất đường đề phòng gian lận thương mại

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Năm 2014, sau khi một số doanh nghiệp (DN) được cấp phép tạm nhập tái xuất đường qua cửa khẩu phụ Bản Vược - Lào Cai, dư luận phản ánh hoạt động này gây tác động ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu (XK) đường trong nước. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ý kiến của UBND tỉnh Lào Cai, Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo Chính phủ và cho ngừng hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua cửa khẩu Bản Vược.

Mới đây, Bộ Công Thương lại nhận được văn bản của UBND tỉnh Lào Cai đề nghị tiếp tục cho hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua cửa khẩu phụ trên địa bàn. Ông Hoàng Chí Hiền- Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai- cho biết: Theo pháp luật hiện hành, hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua các cửa khẩu ở Lào Cai (gồm một số cửa khẩu phụ) là được phép. Trước nhu cầu nhập khẩu (NK) đường từ phía Trung Quốc tăng, đáp ứng nguyện vọng của một số DN muốn kinh doanh tạm nhập tái xuất đường, UBND tỉnh Lào Cai đã đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét.

Siết quản lý bằng thuế

Theo ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam- hiện có 3 loại hình tạm nhập tái xuất đường. Trong đó, tạm nhập tái xuất đường thương mại thuần túy dễ xảy ra gian lận thương mại. Tạm nhập tái xuất đường thô để chế biến tại các nhà máy trong nước thành đường tinh luyện XK là dễ kiểm soát và có lợi cho sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng trong nước. Còn tạm nhập tái xuất các loại đường trắng và tinh luyện dùng làm nguyên liệu để sản xuất - chế biến ra các sản phẩm có chứa đường để XK cũng rất khó quản lý vì phải tính ra lượng đường có trong sản phẩm XK rồi trừ lùi vào số đường tạm nhập.

Để tránh gian lận thương mại gây thiệt hại cho nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất cũng như lợi ích cho người trồng mía, bảo đảm cung cầu đường trong nước ổn định, ngày 26/6/2015, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ Công Thương kiến nghị: Mức thuế NK tạm giữ của cả 3 loại hình tạm nhập tái xuất đường như trên nên căn cứ vào mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan (80% cho đường thô và 85% cho đường trắng).

Giá tính thuế cũng nên được tham chiếu với giá đường giao dịch quốc tế ở Luân Đôn (Anh) và New York (Mỹ) để tạm thu thuế NK, đề phòng gian lận thương mại thông qua hình thức hạ giá NK, trong bộ chứng từ để giảm tiền nộp thuế NK. Sau khi DN hoàn tất việc tái xuất, nhà nước hoàn trả tiền thuế tạm nộp lại cho DN. Đồng thời, không cho thay đổi mục đích từ tạm nhập để tái xuất sang tạm nhập để tiêu thụ trong nước. Nếu vì lý do đặc biệt tạm nhập tái xuất được chấp thuận tiêu thụ trong nước thì ngoài thuế NK áp dụng theo thuế NK ngoài hạn ngạch còn phải chịu nộp phạt thuế bổ sung 100% mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan.


Lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía Bắc giảm mạnh Lượng gạo xuất khẩu qua biên giới phía… Thịt ngoại vẫn nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam Thịt ngoại vẫn nhập khẩu ồ ạt vào…