Tôm thẻ chân trắng Tận dụng bã thải hầm biogas để nuôi cá nước ngọt

Tận dụng bã thải hầm biogas để nuôi cá nước ngọt

Publish date Wednesday. July 1st, 2015

Tận dụng bã thải hầm biogas để nuôi cá nước ngọt

Bã thải biogas

Bã thải biogas là một loại phân hữu cơ đã được phân hủy kỵ khí, các chất dinh dưỡng cơ bản được bảo tồn trong bã thải. Các chất dinh dưỡng có trong bã thải biogas cao hơn so với phân chuồng và phân ủ theo phương pháp thông thường, ngoài các nguyên tố dinh dưỡng như Nitơ, Kali, Photpho bã thải biogas còn chứa nhiều chất hữu cơ và các nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển của sinh vật thủy sinh như là các axit humic, cellulose, hemicellulose, lignin, có tác dụng gây nuôi thức ăn tự nhiên tốt hơn phân ủ.

Bã thải biogas được coi là một loại phân sạch vì các mầm bệnh đã bị tiêu diệt qua quá trình lên men sinh học. Sử dụng bã thải biogas để nuôi cá nước ngọt góp phần giảm các loại bệnh cho cá, nhất là các bệnh ở mang, da. Khi sử dụng bã thải biogas, nước nhanh lên màu, ổn định pH nước, giảm cường độ ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi để cá phát triển. So với ao không sử dụng bã thải biogas và những ao sử dụng phân chuồng thì những ao có sử dụng bã thải biogas có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Do bã thải biogas có khả năng gia tăng lượng thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hấp thu giúp cho cá sinh trưởng và phát triển mạnh. Đồng thời giảm được lượng thức ăn công nghiệp, thức ăn tự chế, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn.

Phương pháp nuôi

Định kỳ 3 ngày một lần, tưới đều bã thải biogas trên mặt ao với mức 0,5 - 0,6 kg/m2, tương đương 5.000 - 6.000 kg/ha. Ao nuôi có sử dụng bã thải biogas nên có độ sâu 2 - 3 m, chiều sâu mực nước 1,5 - 2,5 m. Diện tích ao nuôi phù hợp với lượng gia súc, gia cầm thải phân vào hệ thống biogas. Với những ao nuôi khoảng 1.000 m2, thì cần lượng phân sau khi xử lý qua hệ thống biogas 12 m3, nuôi 30 - 35 con lợn, trọng lượng trung bình 60 kg. Ngoài ra, còn dựa vào hàm lượng ôxy hòa tan mà điều chỉnh lượng bã thải xuống ao nuôi cho hợp lý.

Khi hàm lượng ôxy hòa tan xuống thấp hoặc cá có biểu hiện nổi đầu thì cần có biện pháp xả bớt lượng chất xả thải ra bên ngoài ao nuôi. Nếu thấy cá vẫn nổi đầu thì cần quạt nước, sục khí, tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan và thay nước để giảm bớt mật độ chất thải hữu cơ trong ao nuôi. Mật độ cá nuôi từ 5 - 6 con/10 m2, có khi 7 con/10 m2, nếu ao nuôi rộng trên 1.000 m2, đảm bảo nước sâu thường xuyên từ 2 - 3 m và đầy đủ thức ăn.

Khi sử dụng bã thải biogas cho ao ương, nuôi cá nước ngọt đều phải tiến hành cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật.

Đối với ao sản xuất cá giống, trước khi nuôi cá phải nạo vét bùn; sửa sang bờ ao; bón vôi (100 kg vôi/1.000 m2 ao); phơi khô ao ít nhất 1 tuần; duy trì độ sâu của ao từ 1,5 - 2 m. Nếu đào ao mới thì phải đào sâu 2 - 3 m. Sau khi xử lý nước bằng bã thải biogas đến khi nước có màu trong mới thả cá bột. Mật độ thả cá bột 3 - 5 con/m2.

Tags: ky thuat nuoi ca, nuoi ca nuoc ngot, ung dung ba thai ham biogas, nuoi trong thuy san


Related news

Sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực Sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực Nuôi tôm càng xanh bán thâm canh Nuôi tôm càng xanh bán thâm canh