Tin nông nghiệp Tập huấn phòng trừ bệnh lùn sọc đen, vàng lụi hại lúa

Tập huấn phòng trừ bệnh lùn sọc đen, vàng lụi hại lúa

Author Phương Nguyễn, publish date Saturday. June 23rd, 2018

Tập huấn phòng trừ bệnh lùn sọc đen, vàng lụi hại lúa

Cà Mau là trung tâm tôm của cả nước với diện tích nuôi lớn nhất, khoảng 280.000ha. Ngoài các mô hình nuôi tôm sinh thái được khẳng định, thì Cà Mau cũng đang có hướng phát triển nuôi siêu thâm canh.

Cây lúa bị bệnh vàng lùn

Để phòng ngừa hiệu quả bệnh lùn sọc đen và vàng lụi, ngay sau kết thúc thu hoạch lúa đông xuân, nhà nông cần khẩn trương cày vùi gốc rạ, lúa chét, cỏ dại. Gieo cấy đúng lịch thời vụ. Tăng cường sử dụng giống kháng rầy...

Để đảm bảo thắng lợi sản xuất vụ lúa mùa 2018 và đưa các hoạt động kinh doanh phân bón vào nề nếp, ngày 13/6, Trạm BVTV huyện Gia Lộc (Hải Dương) đã tổ chức hội nghị "Tập huấn phòng ngừa bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lụi và quản lý nhà nước trong lĩnh vực phân bón" cho cán bộ chuyên môn và các hộ nông dân canh tác lúa trên địa bàn.

Hội nghị được tổ chức trong thời gian 1 ngày. Ngoài các đại diện được mời dự, hội nghị còn thu hút được hàng chục hộ nông dân sở tại và vùng phụ cận, chủ động tham gia tìm hiểu các quy định mới của nhà nước trong quản lý phân bón, cách phát hiện, phòng trừ hiệu quả bệnh lùn sọc đen và vàng lụi trên cây lúa.

Ông Lê Kiên Quyết, Trạm trưởng Trạm BVTV Gia Lộc cho biết: Bệnh lùn sọc đen và bệnh vàng lụi là hai bệnh rất nguy hiểm. Bệnh do virus gây ra. Môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng và rầy xanh đuôi đen. Hiện chưa có thuốc phòng trừ đặc hiệu. Cây lúa bị nhiễm bệnh sẽ giảm năng suất, phẩm chất hoặc không cho thu hoạch. Bệnh thường phát sinh gây hại trong vụ mùa. Trong năm 2017, bệnh lùn sọc đen và vàng lụi đã gây hại nặng trên 2.000ha lúa mùa tại các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, thị xã Chí Linh và gây hại rải rác tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, dự báo bệnh sẽ tiếp tục gây hại mạnh trong vụ mùa 2018 này.

Ông Quyết khuyến cáo: Để phòng ngừa hiệu quả bệnh lùn sọc đen và vàng lụi, ngay sau kết thúc thu hoạch lúa đông xuân, nhà nông cần khẩn trương cày vùi gốc rạ, lúa chét, cỏ dại. Gieo cấy đúng lịch thời vụ. Tăng cường sử dụng giống kháng rầy. Hạn chế gieo cấy các giống lúa bị nhiệm bệnh nặng trong vụ mùa 2017 như BC15, BT7, TBR 225, Khang dân 18, nếp cái hoa vàng. Gieo mạ tập trung gọn vùng. Tránh gieo mạ ở những nơi lúa chưa thu hoạch, những nơi có nguồn ánh sáng chiếu ban đêm.

Ở những vùng có áp lực bệnh cao cần tiến hành xử lý hạt giống bằng các thuốc xử lý giống Cruiser Plus 312.5FS, Enado 440FS, Gaucho 600FS, Kola 600FS (sử dụng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao gói).

Trước nhổ cấy mạ 2 - 3 ngày, nếu kiểm tra nếu phát hiện có rầy xanh đuôi, đen, rầy lưng trắng, phải phun thuốc trừ rầy (chọn thuốc trừ rầy có tác dụng nội hấp, ít độc và có thời gian cách ly ngắn). Khi phát hiện ruộng mạ bị bệnh thì phun thuốc trừ rầy rồi tiêu huỷ cả ruộng hoặc cả luống.

Rầy xanh đuôi đen

Cần bón phân cân đối. Không bón thừa đạm. Bón tăng kali để cây lúa tăng sức đề kháng. Thường xuyên thăm đồng nếu phát hiện có các dảnh/khóm lúa bị bệnh cần tiến hành nhổ bỏ, vùi tiêu huỷ, sau đó cấy dặm bằng cây lúa khoẻ và phun thuốc trừ rầy ngay.

Trường hợp những diện tích lúa bị bệnh nặng, không có khả năng phục hồi, không cho năng suất thì phải tiêu huỷ ngay bằng biện pháp phun thuốc trừ rầy rồi cày vùi (chọn thuốc trừ rầy có tác dụng tiếp xúc).

Những diện tích bị ảnh hưởng nhẹ, có khả năng tận thu năng suất, thì phải tăng cường phòng rầy, sau thu hoạch phải cày vùi gốc rạ ngay. Không nên trồng ngô, nhất là ngô vụ đông ở những vùng bị nhiễm bệnh lùn sọc đen để hạn chế nguồn bệnh lây lan sang năm sau.

Khóm lúa bị bệnh lùn sọc đen


Tìm thấy lúa kháng đạo ôn chưa từng được biết đến trước đây Tìm thấy lúa kháng đạo ôn chưa từng… Chim trĩ 'siêu' mắn đẻ, nuôi chúng được ví như 'máy in tiền' Chim trĩ 'siêu' mắn đẻ, nuôi chúng được…