Mô hình kinh tế Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm Ôm Gốc Lúa

Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm Ôm Gốc Lúa

Publish date Monday. March 2nd, 2015

Tết Đủ Đầy Nhờ Con Tôm Ôm Gốc Lúa

Chiếc xuồng vỏ lãi dập dềnh trên kênh rạch miền Tây đưa chúng tôi đến chân ruộng nhà anh Trần Văn Thức (ấp Tà Ky, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu). 3 ha lúa lai Arize B-TE1 gặt bằng máy liên hợp đã xong.

Cười rất tươi, anh bảo: “Lúa vừa thu hoạch xong đã có thương lái thu mua ngay tại ruộng. Giống lúa lai của Bayer này tốt lắm, cho năng suất tới 1 tấn 300 kg/công (khoảng 10 tấn/ha) nên tổng thu được 30 tấn. Với giá bán tại ruộng là 4.400 đồng/kg, tôi có 132 triệu đồng, trừ chi phí phân, thuốc, công… còn lời 100 triệu”.

Anh Thức bảo Arize B-TE1 kháng bệnh tốt, chịu phèn mặn tốt nên dễ canh tác, ít phải phun xịt hơn các giống lúa mùa, lúa thường trước đây như Một bụi đỏ, OM 2517. Từ khi biết và chọn giống lúa lai để canh tác đã được 3 năm, năm nào cũng trúng mùa, thu hoạch trung bình khoảng 10 tấn/ha. Không chỉ có thế, cấy lúa xong nuôi tôm cũng rất đạt vì Arize B-TE1 có bộ rễ ăn sâu, cải tạo môi trường ao tôm rất tốt và rơm rạ nhiều nên làm thức ăn cho tôm cũng rất hay.

“Nhờ làm mô hình tôm lúa mà tôi nuôi hai đứa con và mua thêm được vài mẫu ruộng để mở rộng diện tích hơn nữa. Tết này gia đình tôi sung túc, vui vẻ lắm!”, anh nói.

Rời Ninh Hòa, tôi tìm đến gia đình ông Lê Văn An ở ấp Bình Dân (Lộc Ninh, Hồng Dân) cũng đang thu hoạch lúa lai Arize B-TE1 với diện tích là 5,7 ha. Năm đầu tiên sạ giống lúa này, ông chẳng ngại ngần bày tỏ: "Tôi thấy nhiều bà con nông dân cạnh đây như nhà anh Hạnh, nhà thằng Khánh đã canh tác nhiều năm nay giống lúa này, thu nhập cao, làm giàu được nhưng do tính tôi hơi bảo thủ và ngại đầu tư nên vẫn dùng giống địa phương.

Bây giờ thì tôi thực sự tiếc vì đã bỏ qua cơ hội nhiều năm liền. Lúa sạ rất thưa nhưng cho năng suất dữ, 1.260 kg/công 1.300 m2 (tương đương gần 10 tấn/ha). Trừ tất cả các chi phí tôi còn lời hơn 150 triệu đồng.

Đó là năm nay lúa thương phẩm không được giá nên tôi chỉ bán được có 4.400 đồng/kg lúa tươi còn nếu như mà giá lúa cao như năm ngoái thì thu nhập còn hơn nữa. Tết này tôi đặt một con heo quay cho con cháu ở thành phố về vui tưng bừng luôn".

Canh tác một vụ tôm và một vụ lúa hay xen canh lúa - tôm được đánh giá là mô hình bền vững, hiệu quả cho vùng nước mặn. Trong quá trình canh tác tôm nông dân sử dụng thức ăn, phân bón tạo ra tảo, cặn bã dư thừa để lại trên nền đất nhiều chất dinh dưỡng. Không cải tạo ao nuôi tốt thì vụ nuôi tôm tiếp theo sẽ rất khó đạt hiệu quả vì ô nhiễm do lan truyền mầm bệnh từ vụ trước sang.

Vì vậy, sau khi kết thúc vụ nuôi tôm bà con nên chủ động rửa mặn thật kỹ và sử dụng nước mưa hoặc nước ngọt để canh tác một vụ lúa thì cây sẽ tận dụng nguồn dinh dưỡng có sẵn trên nền tôm, rễ sẽ hút đi những bùn bã hữu cơ dư thừa giúp cải tạo ao nuôi. Gốc rạ sau khi thu hoạch lúa cũng đồng thời là nguồn dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của tôm ở vụ tiếp theo.

Việc canh tác này rất hiệu quả vì nông dân sẽ có hai nguồn thu nhập ổn định trong khi chi phí đầu tư thấp hơn so với canh tác tôm liên tục và rủi ro cũng ít hơn.

Trước đây, vì lợi nhuận của con tôm mà bà con đã quên đi lợi ích của cây lúa hay chỉ canh tác lúa theo kiểu truyền thống, sử dụng các giống lúa mùa địa phương năng suất thấp, chất lượng kém nên hiệu quả không cao.

Ông bà ta có câu “con tôm phải ôm gốc lúa” quả thật không sai. Trong những năm gần đây nông dân đã không những chú trọng mô hình này mà còn biết lựa chọn nhiều giống lúa chất lượng cao, thích nghi với điều kiện canh tác từng vùng, đặc biệt là giống lúa lai Arize B-TE1 của công ty Bayer.

Canh tác lúa trên đất nuôi tôm phụ thuộc vào nước mưa hay nước ngọt nên hằng năm thường xuống giống vào khoảng tháng 7 - 8 âm lịch và thu hoạch vào giai đoạn tháng Chạp trước Tết Nguyên đán.

Trong các địa phương có mô hình canh tác tôm lúa này Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng trên 65.000 ha và cũng là tỉnh thu hoạch lúa sớm nhất, còn sau cùng là Bạc Liêu. Ở nơi nào chúng tôi đi qua cũng thấy những ánh mắt, nụ cười, cũng nghe những tiếng cười đùa rôm rả.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước với khoảng trên 4 triệu ha canh tác lúa hằng năm, đóng góp trên 50% sản lượng lúa cả nước và 80% sản lượng gạo xuất khẩu. Ở vùng này diện tích canh tác lúa trên đất nuôi tôm ven biển có khoảng trên 250.000 ha tập trung nhiều nhất ở các tỉnh như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và một phần Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang.

Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích trồng lúa nhất là vùng canh tác tôm lúa. Do đó, cần nhiều giải pháp mang tính chiến lược lâu dài trong đó tập trung áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu lai tạo, tuyển chọn giống lúa chất lượng, năng suất cao, chống chịu phèn, mặn và kháng sâu bệnh là một hướng đi bền vững. Bên cạnh đó, cần năng cao trình độ canh tác lúa của người nông dân để thay đổi tập quá canh tác lạc hậu sang áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, công ty TNHH Bayer Việt Nam đã cho ra đời Arize B-TE1. Đây là giống lúa lai nhập khẩu từ Ấn Độ được Bộ NN-PTNT công nhận tháng 7 năm 2007, được nhiều bà con nông dân bình chọn là giống lúa lai tốt nhất cho khu vực lúa tôm vì nhiều lý do như năng suất rất cao, ổn định, dễ canh tác, kháng sâu bệnh tốt, chống chịu phèn, mặn tốt…

Arize B-TE1 là sự đột phá hoàn hảo trong tiến bộ khoa học kỹ thuật lúa lai (công nghệ lai 3 dòng Ấn Độ) của tập đoàn Bayer. Với bề dầy lịch sử và thế mạnh công nghệ, Bayer hàng năm đã bỏ ra khoản tiền khổng lồ 1 tỷ Euro cho nghiên cứu trong nông nghiệp và lai tạo giống lúa mới đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường và thích ứng với những biến đổi của thời tiết khí hậu ngày trở nên khắc nghiệt hơn.


Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh… Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ