Mô hình kinh tế Thài Phìn Tủng Trồng Xen Canh Đậu Tương Trên Đất Ngô Kém Hiệu Quả

Thài Phìn Tủng Trồng Xen Canh Đậu Tương Trên Đất Ngô Kém Hiệu Quả

Publish date Wednesday. July 9th, 2014

Thài Phìn Tủng Trồng Xen Canh Đậu Tương Trên Đất Ngô Kém Hiệu Quả

Đến xã Thài Phìn Tủng (Đồng Văn) vào thời điểm này, ta sẽ thấy một màu xanh mơn mởn trên những diện tích đậu tương được trồng xen kẽ các nương ngô.

Đậu tương là một loại cây trồng quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày của người dân và một phần làm hàng hóa. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa quen với việc chuyển đổi trồng đậu tương trên đất ngô kém hiệu quả trong vụ Xuân - hè bởi lẽ loại cây này chỉ được trồng vào vụ Hè - thu.

Nắm bắt được điều này, ngay từ đầu vụ Xuân – hè, chính quyền địa phương đã chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh xen canh các loại cây họ đậu trên các diện tích trồng ngô kém hiệu quả, nhằm thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tính đến nay, toàn xã đã trồng được 35 ha tại 15 thôn, bản. Trước đây ở những diện tích này, ngô trồng thường cho năng suất kém, bắp nhỏ chỉ dùng làm thức ăn cho gia súc.

Nguyên nhân một phần là do bà con không đầu tư chăm sóc từ khâu làm đất, bón phân, kết hợp với diện tích đất thiếu nước, kém màu mỡ. Khắc phục những nhược điểm này, đậu tương được biết đến là loại cây có giá trị kinh tế cao, vừa là hàng nông sản tạo nguồn thu nhập cho hộ nông dân vừa có tác dụng cải tạo đất.

Trồng 1 ha cây đậu tương phát triển bình thường sau khi thu hoạch để lại lượng đạm nguyên chất từ 50 – 70 kg tương đương với 110 – 150 kg U-rê. Trồng đậu vốn ít, quay vòng vốn nhanh, thị trường tiêu thụ rất lớn có thể dùng để chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón sạch... rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở xã. Ngoài ra, đậu tương rất giàu dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm đạm cho bữa ăn của nhân dân. Tổng diện tích gieo trồng đậu tương của xã trong năm 2013 lên đến 135,6 ha, cho thấy ưu thế của loại cây này.

Người dân vui mừng cho biết, việc chuyển đổi trồng đậu tương trên đất ngô kém hiệu quả đã đem lại nhiều lợi ích là không phải mất nhiều công chăm sóc, cây cho năng suất cao chỉ khoảng 3 tháng là được thu hoạch, có tác dụng cải tạo đất để tiếp tục trồng cấy trong các vụ sau. Hiện tại, người dân ở đây chỉ trồng đậu tương để làm giống cho vụ Hè - thu và dùng làm thực phẩm.

Phó Chủ tịch UBND xã Thài Phìn Tủng, Sùng Mí Cở, cho biết: “Cây đậu tương rất thích hợp với đất ruộng có kết cấu không bị rửa trôi, hiện nay người dân đã nhận thấy giá trị của cây đậu tương, trồng nhiều giống đậu tương mới có năng suất, chất lượng cao hơn trước đây”.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế những diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng đậu tương có hiệu quả cao đã đem lại lợi ích cho người nông dân, đây là một mô hình cần được nhân rộng.


Xung Quanh Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Bông Thanh Long Mở Hướng Và Cả̉nh Giác Xung Quanh Việc Thương Lái Trung Quốc Thu… Lớp Học Hiện Trường, Thiết Thực Cho Người Nông Dân Lớp Học Hiện Trường, Thiết Thực Cho Người…