Mô hình kinh tế Theo Đuổi Giá Trị Của Con Cá Ngừ

Theo Đuổi Giá Trị Của Con Cá Ngừ

Publish date Wednesday. October 8th, 2014

Theo Đuổi Giá Trị Của Con Cá Ngừ

Ba nghìn lưỡi câu để khai thác 10 con cá ngừ. Đó là kết quả khai thác một số lượng lớn tại vùng biển trong và xung quanh Fiji.

Báo cáo Insight kêu gọi cần phải có hành động quyết liệt để tái tạo lại trữ lượng cá ngừ trong khu vực.

Thái Bình Dương là ngư trường khai thác cá ngừ lớn nhất thế giới với 2,6 triệu tấn cá được đánh bắt mỗi năm và ngành công nghiệp này đang mang lại gần 7 tỷ USD.

Ở những vùng biển xung quanh Papua New Guinea, quần đảo Solomon và Kiribati, cá ngừ vằn phục vụ cho ngành công nghiệp đóng hộp được đánh bắt bằng lưới vây.

Một nghiên cứu cho thấy rằng trữ lượng của loài cá này vẫn còn tương đối nhiều.

Tuy nhiên, cá ngừ mắt to được đánh bắt bằng câu vàng, đang bị lạm thác. Báo cáo khoa học công bố trong tháng 8 vừa qua cho biết trữ lượng của loài này đã giảm xuống còn 16% so với mức ban đầu của nó.

Sự suy giảm này là do việc khai thác quá mức và việc các tàu khai thác cá ngừ vằn bằng lưới vây đánh bắt quá nhiều cá chưa trưởng thành, nhưng số lượng và kích thước của tàu thuyền khai thác cá đang tăng lên.

Graham Southwick, chủ sở hữu của công ty khai thác địa phương tại Fiji, đã ngừng không đánh bắt cá ngừ nữa vì nó không còn hiệu quả kinh tế - đặc biệt là khi cạnh tranh với các tàu được trợ cấp từ các quốc gia khác như Trung Quốc hoặc một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU).

Ông cho biết quá nhiều giấy phép cho tàu hoạt động trong vùng biển bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Fiji đã được ban hành trong những năm qua, và lượng cá ít đã làm cho trữ lượng thủy sản tại vùng biển trong nước cũng như các vùng biển quốc tế gần đó bị cạn kiệt.

Các sản phẩm cá của Fiji bây giờ chủ yếu là sản phẩm đông lạnh, cá ngừ albacore, được vận chuyển bởi các tàu của Đài Loan chuyển vùng trên khắp Thái Bình Dương, xếp chồng lên nhau trong các thùng chứa và gửi đi nước ngoài. Các tàu mà trước đây khai thác cá ngừ hiện đang tập trung vào khai thác các loài khác.

Một số chuyên gia trong ngành thậm chí còn đang lo ngại về trữ lượng của cá ngừ vằn.

Khối các quốc gia Bắc Thái Bình Dương có hoạt động khai thác được gọi là PNA, đã đưa ra các biện pháp để duy trì trữ lượng và chia sẻ hạn ngạch khai thác cá ngừ hiện có cho các quốc gia địa phương, chứ không phải là nguồn tài nguyên này được khai thác bởi các quốc gia xa xôi.

Những quốc gia ở ngoài khu vực, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ, phải mua số ngày đánh bắt cá và sau đó phải đồng ý với những hạn chế trong vùng biển quốc tế gần đó nếu họ muốn hoạt động trong khu vực.

Tuy nhiên, một phương pháp tiếp cận thống nhất đối với các nước quốc gia đảo Thái Bình Dương và những người trong ngành công nghiệp này là cần thiết để thực thi bất kỳ biện pháp bảo vệ.

Tổ chức quản lý khu vực, Ủy ban Cá ngừ, được thành lập bởi các quốc gia Thái Bình Dương, đại diện ngành công nghiệp và các quốc gia xa xôi với các tàu hoạt động trong khu vực.

Ủy ban đã có thể có nhận được sự đồng ý của tất cả những người tham gia về việc hạn chế khai thác nhằm  duy trì các nguồn lợi mà nó có thể là nguồn tài nguyên có giá trị nhất đối với các nước quốc đảo Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy điều này chưa đủ.

Nhiều người hy vọng hành động thực tế sẽ được thực hiện tại một cuộc họp của Ủy ban Cá ngừ, ở Samoa trong tháng 12.


Các Nước Đang Cố Gắng Cắt Giảm Sản Lượng Khai Thác Cá Ngừ Các Nước Đang Cố Gắng Cắt Giảm Sản… DOC Sử Dụng Phương Pháp Mới Trong Lựa Chọn Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 DOC Sử Dụng Phương Pháp Mới Trong Lựa…