Thị trường cà phê tháng 7/2019: Sụt giảm 300 - 700 đồng/kg do cung vượt cầu
Trong tuần đầu tiên của tháng 7/2019, giá cà phê Tây Nguyên duy trì ảm đạm vì lượng giao dịch thấp khi người nông dân đã bán gần hết số hàng tồn kho. Giá liên tục sụt giảm ở tuần kế tiếp với mức giảm gần 1.000 đồng/kg. Sau đó, giá phục hồi trở lại rồi mất kiểm soát trong tuần cuối cùng của tháng 7, hoạt động giao dịch chậm lại. Tính chung cả tháng 7/2019, giá cà phê đã giảm 300 - 700 đồng so với tháng trước chốt ở 32.600 - 33.500 đồng/kg tính tới thời điểm 31/7/2019.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới sẽ vẫn gặp khó khăn do nguồn cung vượt nhu cầu. Theo dữ liệu từ HIS Markit, tiêu thụ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,8% trong năm nay, nhưng mức tăng này chưa đủ hỗ trợ thị trường cà phê thế giới.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang trở lại cũng sẽ gây bất lợi lên giá các mặt hàng nông sản trong thời gian tới, trong đó mặt hàng cà phê chịu nhiều ảnh hưởng.
Xuất khẩu cà phê của Colombia trong tháng 6/2019 đạt 1,135 triệu bao, tăng 229.000 bao (tăng 25,28%) so với cùng kỳ năm 2018.
Lũy kế trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/19, xuất khẩu cà phê của Colombia đạt 10,39 triệu bao, tăng 681.000 bao (tương đương tăng 7%) so với cùng kỳ niên vụ 2017/2018.
Nếu vẫn duy trì ổn định mức này trong 3 tháng còn lại của niên vụ cà phê 2018/19, Colombia có thể đạt mục tiêu sản lượng xấp xỉ 14 triệu bao như đã dự kiến cho niên vụ cà phê này.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất ở vùng cà phê truyền thống tại Trung Mỹ, Colombia và Ethiopia được báo cáo đang xem xét việc kinh doanh cà phê trong bối cảnh giá cả sụt giảm, làm dấy lên lo ngại về tương lai của nền kinh tế nội địa.
Hợp đồng tương lai cà phê arabica, một tiêu chuẩn cho giá cà phê toàn cầu, đã giảm 29% từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, chạm mức thấp nhất trong 13 năm rưỡi, theo IHS Markit's Agribusiness Intelligence.
Trong khi đó, sản lượng cà phê đạt kỉ lục 174,6 triệu bao (loại 60 kg) trong niên vụ 2018/19, ghi nhận mức tăng 8% so với niên vụ trước.
Uganda, một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu ở châu Phi, có kế hoạch ban hành một luật mới để điều chỉnh việc trồng cà phê trong nỗ lực thúc đẩy chất lượng và sản lượng cho việc xuất khẩu mặt hàng chính của quốc gia.
Nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu châu Phi, Uganda cho biết luật pháp hiện hành không bao gồm nguyên liệu trồng và thu hoạch cà phê, theo Business Day.
Báo cáo của Hiệp hội Cà phê Hạt (GCA) Mỹ cho biết, đăng ký tồn kho cuối tháng 6 đã tăng 3,18% so với tháng trước, lên ở mức 6.820.1213 bao, đảm bảo cho khu vực Bắc Mỹ tiêu thụ trong khoảng 13 tuần, được cho là mức dự trữ rất an toàn.
Tính đến ngày 15/7, tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã tăng thêm 2.050 tấn, tức tăng 1,58 % so với tuần thương mại trước đó, lên đăng ký ở 131.820 tấn (tương đương 2.197.000 bao, bao 60 kg).
Theo tin từ Brazil, thu hoạch vụ mùa cà phê Conilon robusta năm nay sẽ hoàn tất vào vào cuối tháng 7, với sản lượng ước khoảng 15 triệu bao, cao hơn so với ước báo của Conab chỉ khoảng 13,9 triệu bao. Sở dĩ kỳ vọng ở mức này là do ở Espiríto Santo, bang chiếm 70% sản lượng cà phê Conilon của Brazil, năm nay được mùa.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao