Thống kê nông sản Thị trường đường thế giới tuần đến ngày 12/11: Nguồn cung khan hiếm là nguyên nhân chính

Thị trường đường thế giới tuần đến ngày 12/11: Nguồn cung khan hiếm là nguyên nhân chính

Author Phạm Hòa, publish date Wednesday. November 17th, 2021

Thị trường đường thế giới tuần đến ngày 12/11: Nguồn cung khan hiếm là nguyên nhân chính

Tuần qua 08/11 – 12/11/2021, giá đường trên các sàn giao dịch có diễn biến tăng. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 tăng 2,57%; giá đường thô giao cùng kỳ hạn tăng 0,45%. Giá đường trắng 45 ICUMSA Thái Lan cũng tăng 2,97%.

Trong tuần, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn London từ mức 514 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần 08/11 nhích nhẹ rồi lao dốc xuống mức thấp nhất 507,2 USD/tấn trong phiên 10/11. Giá đi lên ngay sau đó và chốt mức cao nhất ở 527,2 USD/tấn trong phiên cuối tuần 12/11. Tính chung cả tuần, giá đường trắng tăng 2,57%.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 03/2022 trên sàn New York từ mức 19,92 US cent/lb trong phiên đầu tuần 08/11 hạ dần xuống mức thấp nhất ở 19,6 US cent/lb trong phiên 10/11. Ngay sau đó, giá bật mạnh lên mức 20,12 US cent/lb phiên 11/11, cao nhất trong vòng 1 tháng rồi lại giảm nhẹ về cuối tuần. Tính chung cả tuần, giá đường thô tăng 0,45%.

Đường trắng 45 ICUMSA của Thái Lan tuần qua tăng khá với 2,97%. Giá từ mức 507,7 USD/tấn trong phiên đầu tuần 08/11 tăng hai phiên liên tiếp rồi rơi xuống mức thấp nhất ở 507,2 USD/tấn. Tuy nhiên sau đó, giá đường trắng 45 ICUMSA đã bật tăng lên mức cao nhất 522,8 USD/tấn trong phiên giao dịch cuối tuần.

Một số thông tin đáng chú ý:

- Giá đường tăng mạnh sau khi Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ cho biết rằng mô hình thời tiết La Nina trên vùng xích đạo Thái Bình Dương có thể sẽ gia tăng trong ba tháng tới. La Nina mạnh hơn có thể dẫn đến hạn hán kéo dài ở Nam Mỹ làm giảm sản lượng đường.

- Một cuộc khảo sát do S&P Global Platts thực hiện cho thấy kết quả là các nhà phân tích và các thương gia dự báo sản lượng đường trung bình của khu vực Trung - Nam Brazil trong nửa cuối tháng 10 là 711.200 tấn, giảm 59% so với một năm trước đó.

- Nguồn cung đường vẫn tiếp tục khan hiếm là nguyên nhân chính cho đà tăng của những ngày vừa qua. Rabobank cho biết Brazil dự kiến sẽ đối mặt với tình trạng thiếu mía trong năm tới, gây hạn chế khả năng xuất khẩu của nước này.

- Ngân hàng Rabobank cũng cho biết việc phát triển vụ mía của Brazil đang rất chậm trễ do sương giá gây cản trở việc trồng trọt và nguồn cung hạn chế cùng với việc giá dầu thô đang cao sẽ giúp giữ giá đường tiếp tục tăng trong năm tới.

- Kế hoạch của Ấn Độ về việc pha trộn 20% ethanol với xăng kể từ tháng 4/2023 được dự đoán sẽ dẫn tới việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu đường, theo Bộ trưởng Dầu mỏ Tarun Kapoor của nước này.


Thông tin thị trường hạt tiêu, đường, ca cao đáng chú ý ngày 17/11/2021 Thông tin thị trường hạt tiêu, đường, ca… Giá cà phê hôm nay 16/11: Thị trường lo ngại các nhà xuất khẩu Nam Mỹ không kịp giao hàng Giá cà phê hôm nay 16/11: Thị trường…