Thống kê nông sản Thị trường lúa gạo châu Á: Giá tại Ấn Độ thấp nhất 17 tháng, gạo Việt Nam tăng

Thị trường lúa gạo châu Á: Giá tại Ấn Độ thấp nhất 17 tháng, gạo Việt Nam tăng

Author Thu Hải - VITIC/Reuters, publish date Wednesday. September 12th, 2018

Thị trường lúa gạo châu Á: Giá tại Ấn Độ thấp nhất 17 tháng, gạo Việt Nam tăng

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ xuống mức thấp nhất 17 tháng do nhu cầu yếu trong khi đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục mới; trong khi lo ngại nguồn cung sẽ thắt chặt trên toàn cầu do lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và triển vọng Philippines và Ai Cập sẽ chào mua đẩy giá tại Việt Nam tăng.

Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, giá đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 tháng, với gạo đồ 5% tấm giảm 10 USD trong vòng một tuần, xuống 376 - 380 USD/tấn. Đồng rupee của Ấn Độ đã mất hơn 12% tính từ đầu năm tới nay và hiện chạm mức thấp chưa từng có, giúp mang lại lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu hàng hóa của nước này.

"Đồng rupee đang hỗ trợ về phương diện xuất khẩu, tuy nhiên, không có nhiều nhu cầu trên thị trường", Reuters dẫn lời ông Nitin Gupta, giám đốc kinh doanh của Olam India cho biết.

Đồng tiền của hầu hết các nước xuất khẩu gạo đã giảm giá và hầu hết những quốc gia này đang giảm giá gạo để cạnh tranh, ông M. Adishankar, giám đốc điều hành của doanh nghiệp xuất khẩu gạo mang tên Sri Lalitha ở Andhra Pradesh (Ấn Độ) cho biết.

Tại nước láng giềng Bangladesh, nhập khẩu gạo giai đoạn tháng 7-8/2018 đạt 52.640 tấn.

Trong khi đó, việc Philippines cần nhập khẩu gạo bổ sung đang hỗ trợ giá gạo Thái Lan và Việt Nam.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tăng nhẹ 2 - 3 USD lên 397 - 403 USD/tấn từ mức 395 - 400 USD cách đó một tuần do lo ngại nguồn cung thiếu hụt và có tin Philippines muốn mua 250.000 gạo cùng với Ai Cập cũng muốn nhập khẩu mặt hàng này.

Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho hay: "Giá dự kiến sẽ tăng cao hơn trong những tuần tới nhờ nhu cầu nhiều hơn và nguồn cung khan hiếm". Trong chuyến thăm Ai Cập cuối tháng trước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã bàn bạc quốc gia này về thương mại gạo giữa 2 nước. Được biết, Ai Cập có thể nhập khẩu 1 triệu tấn gạo trong năm tới sau nhiều thập kỷ thặng dư, do quyết định giảm tổng diện tích được phép trồng lúa để bảo vệ nguồn nước khan hiếm của quốc gia này.

Một số thương nhân cho hay, do lũ lụt ở ĐBSCL, tổng diện tích lúa Thu Đông sẽ chỉ bằng một nửa vụ Hè Thu.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm xuống còn 385 - 393 USD (FOB) từ mức 393 - 395 của một tuần trước vì nhu cầu yếu.

Theo Bộ Thương mại Thái Lan, tính đến ngày 14/8/2018, quốc gia này đã xuất khẩu 6,99 triệu tấn gạo trong năm nay, trị giá 3,52 tỷ USD.

Tại Philippines, giá gạo bán lẻ trung bình tại Philippines vào cuối tháng 8/2018 tăng gấp đôi lên mức cao kỷ lục mới, khi thị trường thiếu sự hiện diện của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) chứng minh không thể điều tiết giá bán lẻ của mặt hàng chủ lực này.

theo Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), giá gạo xát kỹ và xay thương bán lẻ trung bình trong tuần thứ 4 của tháng 8 tăng lần lượt 11,30% và 15,24% so với cùng kỳ năm ngoái. So với cách đây một tuần, gạo xát kỹ bán lẻ trung bình tăng 2,3% lên 47,12 peso/kg, gạo xay thường bình quân 43,86 peso/kg (tăng 3,01% so với mức 42,85 peso của tuần trước). Đây là lần đầu tiên giá gạo bán lẻ trung bình vượt qua mức giá 47 peso/kg. Mức giá bán lẻ trung bình 43,86 peso/kg đối với gạo xay thường cũng là mức cao chưa từng thấy của quốc gia này, theo dữ liệu của PSA.

Một số thông tin liên quan

Hoạt động thu mua gạo của Ấn Độ vượt chỉ tiêu năm 2017- 2018

Tính từ đầu tài khóa 2017 - 2018 (bắt đầu từ tháng 10/2017) đến nay, quốc gia này đã mua trên 38 triệu tấn gạo, vượt chỉ tiêu đặt ra trước đó (37,5 triệu tấn).

Giá hỗ trợ tối thiểu đối với gạo non - basmati có thể khiến xuất khẩu gạo của Ấn Độ sụt giảm

Xuất khẩu gạo non - basmati của Ấn Độ có khả năng bị ảnh hưởng trong ngắn và trung hạn vì giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) tăng 13% trong giai đoạn 2018 - 2019 đối với giống lúa thường. Cụ thể, báo cáo từ ngành gạo non - basmati của Ấn Độ (ICRA) cho biết, MSP đối với gạo non-Basmati đã tăng 13% trong giai đoạn 2018 - 2019, so với mức 3,5 - 5,4% trong quá khứ.


Giá đường thô ngày 11/9/2018 cao nhất 7 tuần do nhu cầu cao, giá ca cao hồi phục Giá đường thô ngày 11/9/2018 cao nhất 7… Giá lúa mì Nga giảm do đồng rup suy yếu Giá lúa mì Nga giảm do đồng rup…