Thống kê nông sản Thị trường lúa gạo Châu Á tuần 16-23/7: Giá gạo Thái Lan tăng do lo ngại về nguồn cung

Thị trường lúa gạo Châu Á tuần 16-23/7: Giá gạo Thái Lan tăng do lo ngại về nguồn cung

Author Thu Hải - VITIC/Reuters, publish date Friday. July 24th, 2020

Thị trường lúa gạo Châu Á tuần 16-23/7: Giá gạo Thái Lan tăng do lo ngại về nguồn cung

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tuần này (16 - 23/7/2020) tăng do mưa không ổn định gây lo ngại ảnh hưởng tới nguồn cung, trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây lo ngại về vấn đề hậu cần ở Ấn Độ.

Gạo 5% tấm của Thái Lan giá xuất khẩu tuần này tăng lên 450 – 482 USD/tấn, từ mức 440 – 450 USD/tấn của tuần trước.

“Chúng tôi dự báo nguồn cung năm nay sẽ giảm”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Bangkok cho biết, và thêm rằng các nhà máy gạo ở Thái Lan đang tích trữ lúa gạo và nâng giá bán lên.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan ngày 15/7 đã hạ dự báo về xuất khẩu gạo năm 2020 xuống 6,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ, nguyên nhân do hạn hán và giá cao hơn các đối thủ khác nên khó cạnh tranh.

“Tuy nhiên, giá có thể giảm trở lại nếu có đủ mưa”, Reuters dẫn lời một thương gia khác cho biết.

Tại Ấn Độ, gạo đồ 5% tấm giá vững ở mức khoảng 377-382 USD/tấn, giữa bối cảnh nông dân tăng diện tích trồng lúa Hè Thu.

Theo ông B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ, số ca nhiễm Covid-19 tăng lên ở khu vực cảng Kakinada (bang Andhra Pradesh – miền Nam Ấn Độ) và các vùng lân cận có thể ảnh hưởng tới vấn đề hậu cần của các nhà xuất khẩu gạo nước này.

“Nhu cầu từ khách hàng Châu Phi và Châu Á tương đối ổn định”, ông Rao cho biết.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá tuần này khoảng 440 – 450 USD/tấn, từ mức 435 – 457 USD/tấn của tuần trước. Reuters dẫn lời một thương gia ở TP Hồ Chí Minh chi biết: “Hoạt động giao dịch gạo diễn ra chậm chạp vì nhu cầu từ các khách hàng truyền thống đang thấp”.

Số liệu sơ bộ của nguồn Reuters cho thấy, có 169.100 tấn gạo sẽ được bốc xếp ở cảng TP HCM trong khoảng thời gian từ 1- 31/7/2020, chủ yếu sang Châu Phi, Cuba, Đông Timor và Malaysia.

Reuters dẫn lời một thương gia khác cho rằng, nhu cầu từ Trung Quốc có thể sẽ tăng lên do những trận lũ lụt lớn ở nước này.

Bangladesh đang chật vật đối phó với tình trạng dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục tăng và lũ lụt nghiêm trọng nhất trong vòng nhiều năm. Sản lượng lúa nước này có thể sẽ bị tổn thất nghiêm trọng do nhiều vùng đất nông nghiệp đã bị ngập trong nước lũ.

Năm 2014, Bangladesh đã từ vị thế nước sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới (năm 2013) chuyển thành nước nhập khẩu gạo lớn do lũ lụt gân tổn hại nhiều diện tích lúa rộng lớn, đẩy giá trên thị trường nội địa lên cao kỷ lục lịch sử. Năm 2016, Bangladesh đã phải hạ thuế nhập khẩu gạo để khích lệ tư thương nhập khẩu mặt hàng này. Năm 2017, nước này chỉ tự cung ứng được hơn 80% nhu cầu gạo, và phải nhập khẩu 2,4 triệu tấn từ Ấn Độ, mức cao nhất kể từ 1998, do sản lượng giảm và dự trữ cạn kiệt vì lũ lụt. Bên cạnh việc kích thích tư thương nhập khẩu gạo, Bangladesh cũng đã mua gạo của Ấn Độ dưới hình thức hợp đồng liên chính phủ để tăng nhanh nguồn cung trong nước nhằm hạ nhiệt cơn sốt giá gạo. Nhu cầu mạnh từ Bangladesh đã đẩy xuất khẩu gạo của Ấn Độ tăng 22% trong năm 2017 so với năm trước đó, trong đó riêng xuất khẩu gạo non – basmati (chủ yếu sang Bangladesh) tăng 38% so với niên vụ trước.


Thị trường dầu cọ thế giới ngày 27/7/2020: Giá rời khỏi chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp Thị trường dầu cọ thế giới ngày 27/7/2020:… Giá gạo 22/7/2020 có xu hướng giảm, doanh nghiệp lo ngại XK khó khăn Giá gạo 22/7/2020 có xu hướng giảm, doanh…