Thống kê nông sản Thị trường lúa gạo ngày 19/4: Giá gạo nguyên liệu tăng nhẹ

Thị trường lúa gạo ngày 19/4: Giá gạo nguyên liệu tăng nhẹ

Author Thu Nga, publish date Tuesday. April 20th, 2021

Thị trường lúa gạo ngày 19/4: Giá gạo nguyên liệu tăng nhẹ

Giá gạo nguyên liệu IR 504, giá lúa OM 5451tăng nhẹ.

Giá gạo nguyên liệu IR 504 tăng 100 đồng/kg lên 8.600 đồng/kg; giá gạo thành phầm IR 504 10.100 đồng/kg; giá tấm 1 IR 504 8.200-8.300 đồng/kg; giá cám vàng tăng 50 đồng/kg lên 6.150 đồng/kg.

Taị An Giang giá nếp vỏ tươi 5.000-5.100 đồng/kg; giá nếp Long An 5.000- 5.200 đồng/kg; giá lúa IR 50404 6.000-6.200 đồng/kg; giá lúa OM 9577 6.100 đồng/kg; giá lúa Đài thơm 8 6.400-6.500 đồng/kg; giá lúa OM 5451 6.100-6.200 đồng/kg tăng 100 đồng/kg.

Giá gạo thường ổn định ở 10.500-11.500 đồng/kg; giá gạo Nàng Nhen 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000-19.000 đồng/kg.

3 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 1,19 triệu tấn (giảm 21,4% so với 3 tháng đầu năm 2020), thu về gần 648,64 triệu USD (giảm 7,4%).

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2021 cả nước xuất khẩu 539.040 tấn gạo, tương đương 290,83 triệu USD, giá trung bình 539,5 USD/tấn, tăng mạnh 74% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2021 nhưng giảm nhẹ 0,8% về giá. So với tháng 3/2020 giảm 8,9% về lượng nhưng tăng 7% kim ngạch và tăng 17,5% về giá.

Trong tháng 3/2021 xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường chủ đạo tăng mạnh so với tháng 2/2021, trong đó xuất khẩu sang Philippines tăng 81% về lượng và tăng 78% kim ngạch, đạt 155.707 tấn, tương đương 82,33 triệu USD; Ghana tăng 339,5% về lượng và tăng 276,6% kim ngạch, đạt 44.836 tấn, tương đương 25,85 triệu USD; Malaysia tăng 779% về lượng và tăng 718% kim ngạch, đạt 55.764 tấn, tương đương 29,37 triệu USD. Trong tháng 3/2021, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tăng do các đối tác nước ngoài tăng nhu cầu mua gạo Đông Xuân vụ mới từ Việt Nam. Bên cạnh đó, giá gạo 5% của Ấn Độ cũng tăng từ mức 396 USD/tấn đầu tháng nhưng lên 401 USD/tấn vào cuối tháng. Hiện gạo Ấn Độ đang có giá thấp nhất nên khả năng cạnh tranh tương đối cao. Với Thái Lan, giá gạo từ mức 538 USD/tấn vào đầu tháng nhưng đã giảm xuống 509 USD/tấn vào cuối tháng, nguyên nhân chính là do tỷ giá giảm.

Năm 2020, không chỉ nhiều lần vượt qua các đối thủ về giá bán, với khối lượng xuất khẩu đạt 6,15 triệu tấn, thu về 3,07 tỷ USD, Việt Nam chính thức vượt qua Thái Lan, trở thành cường quốc xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Ấn Độ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo từ cuối tháng 3/2021 trở đi sẽ sôi động hơn khi nguồn cung lúa hàng hóa có mặt trên thị trường dồi dào và các doanh nghiệp đã hoàn tất chế biến gạo xuất khẩu.

Tính chung cả 3 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 1,19 triệu tấn (giảm 21,4% so với 3 tháng đầu năm 2020), thu về gần 648,64 triệu USD (giảm 7,4%), giá trung bình đạt 544 USD/tấn (tăng 17,8%). Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt trên 411.581 tấn, tương đương 219,96 triệu USD, giá trung bình 534,4 USD/tấn, giảm 30,7% về lượng, giảm 14,5% về kim ngạch nhưng tăng 23,5% về giá so với 3 tháng đầu năm 2020; chiếm 34% trong tổng lượng và tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

Trung Quốc đứng thứ 2 với 256.516 tấn, tương đương 136,17 triệu USD, giá trung bình 530,8 USD/tấn, tăng mạnh 58% về lượng, tăng 49,7% về kim ngạch nhưng giảm 5,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt 94.379 tấn, tương đương 55,91 triệu USD, giá 592,4 USD/tấn, giảm 11,7% về lượng, nhưng tăng 7% về kim ngạch và tăng 21,2% về giá so với cùng kỳ, chiếm gần 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020 thì ngoài 3 thị trường lớn như trên, còn có thị trường Bờ biển Ngà rất đáng chú ý với mức tăng mạnh 121% về lượng, tăng 170% về kim ngạch và tăng 22% về giá, đạt 87.787 tấn, tương đương 44,34 triệu USD, giá 505 USD/tấn, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Ngược lại, xuất khẩu sang Malaysia lại giảm mạnh 54,7% về lượng và giảm 39,7% kim ngạch, đạt 79.235 tấn, tương đương 42,55 triệu USD, tuy nhiên giá tăng mạnh 33%, đạt 537 USD/tấn.

Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu gạo quý 1/2021 giảm sâu do yếu tố khách quan là container đóng hàng xuất đi rất hiếm. Mặt khác, thị trường truyền thống nhập nhiều gạo của Việt Nam như Philippines lại có sự thay đổi kế hoạch, lượng mua vào rất ít, khác nhiều so với quý 1/2020; tuy nhiên, giá xuất khẩu vẫn tăng. Nhưng sau đà tăng giá trong quý 1/2021, thì sang tháng 4, giá gạo lại đang giảm theo xu thế giảm giá của gạo thế giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tuần đầu tháng 4 trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu đi ngang sau phiên giảm thêm 5 USD trong tuần trước đó. Hiện, gạo 5% tấm có giá 483-487 USD/tấn; gạo 25% tấm 458-462 USD/tấn. Mặc dù giảm nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất hơn 9 năm qua và cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với cùng thời điểm năm ngoái. Dự kiến, trong quý 2/2021 sẽ khả quan hơn, kể cả thị trường truyền thống lẫn không truyền thống.  


Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 20/04/2021: Giá ngô tăng phiên thứ 2 liên tiếp Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 20/04/2021:… Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 19/04/2021: Giá ngô tăng do lo ngại về nguồn cung toàn cầu Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 19/04/2021:…