Thống kê nông sản Thị trường lúa gạo trong nước tuần đến ngày 23/10: Giá tăng nhẹ

Thị trường lúa gạo trong nước tuần đến ngày 23/10: Giá tăng nhẹ

Author Thu Nga, publish date Saturday. October 24th, 2020

Thị trường lúa gạo trong nước tuần đến ngày 23/10: Giá tăng nhẹ

Giá lúa gạo trong tuần qua tăng từ 100- 200 đồng/kg.

Giá gạo nguyên liệu và gạo thành phẩm xuất khẩu trong tuần qua tăng nhẹ. Giá gạo nguyên liệu IR 504 từ 100- 150 đồng/kg lên 9.300-9.350 đồng/kg. Gạo thành phẩm xuất khẩu IR 504 tăng 150 đồng lên 10.550 đồng/kg; giá tấm 1 IR 504 tăng 100 đồng/kg lên 9.100 đồng/kg. Giá cám vàng tăng 150 đồng/kg lên 6.350 đồng/kg.

Giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL trong tuần qua tăng với mức tăng từ 100 - 200 đồng/kg. Cụ thể, tại An Giang, lúa Jasmine dao động ở mức 6.100 - 6.300 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 9577, OM 9582 tăng 150 đồng/kg lên mức 6.250 đồng/kg; Đài thơm 8 6.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg.   

Tại Hậu Giang, hiện thương lái thu mua lúa tươi giống IR 50404 tại ruộng từ 5.800-6.100 đồng/kg, lúa Đài thơm từ 6.100-6.300 đồng/kg, lúa Jasmine khoảng 6.300 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.000-7.500 đồng/kg...

Theo các thương lái, trong tuần qua thị trường lúa gạo sôi động hơn, giá gạo OM 5451 tăng do nhu cầu gạo nội địa tăng trong khi lượng gạo về ít.

Sự bứt phá ngoạn mục trong xuất khẩu gạo những tháng đầu năm cùng với việc tận dụng nhanh các ưu đãi mà EVFTA mang lại, đang tạo ra thời cơ mới cho cả nền sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam, đưa giá gạo Việt lên cao và tạo ra thương hiệu rõ nét trên thị trường thế giới. Quý IV-2020 là thời điểm ngành hàng xuất khẩu gạo “tăng tốc” để về đích với kế hoạch xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo.

Số liệu từ Tổng cục hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 10, Việt Nam đã xuất khẩu gần 182.000 tấn gạo, thu về gần 98 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/10, Việt Nam đã xuất gần 5,2 triệu tấn gạo, thu về hơn 2,5 tỷ USD.

ĐBSCL: Lúa chín ngập trong nước, nhưng vẫn chưa thu hoạch được

Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 14.000 ha lúa hè thu đã chính đang chờ thu hoạch. Trong đó, nhiều nhất là huyện Trần Văn Thời 13.260 ha.

Qua thống kê của các địa phương trong tỉnh, mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao đã làm ngập 20.980ha lúa, 3.800ha nuôi trồng thủy sản, gần 300ha hoa màu, nhiều tuyến đường bị ngập, hư hỏng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Tại các nơi đất trũng vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời nước bị ngập kéo dài, lúa bị đổ ngã nên máy gặt đập liên hợp không thể thu hoạch được, trong khi đó nhân công cắt lúa lại khan hiếm nên nhiều diện tích lúa chín rục ngoài đồng, không người cắt.

Trước thực tế trên, những ngày qua, lực lượng công an, quân đội, biên phòng giúp dân thu hoạch được khoảng 2.870ha lúa hè thu đã chín, ngập chìm trong nước. Hiện các lực lượng này vẫn tiếp tục giúp dân thu hoạch.

Tại tỉnh Bạc Liêu đã có hơn 20.000ha lúa bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau; trong đó trà lúa thu đông xuống giống bị thiệt hại là hơn 7.000ha. Hiện nhiều diện tích lúa hè thu muộn bị ngập, lúa bị lên mộng nhưng vẫn chưa thu hoạch được.

Theo Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL, dù những ngày gần đây, trời đã có nắng nhưng tiến độ thu hoạch lúa bị ngập của nông dân vẫn còn chậm. Nguyên nhân, lúa ngập lâu ngày, đổ ngã, chìm trong nước nên máy gặt đập liên hợp không cắt được, trong khi đó nhân công thu hoạch lại thiếu.


Sản lượng tiêu Malaysia trong năm nay thấp hơn dự kiến Sản lượng tiêu Malaysia trong năm nay thấp… Thị trường dầu cọ thế giới ngày 23/10/2020: Giá có tuần tăng 3% do lo ngại sản lượng Thị trường dầu cọ thế giới ngày 23/10/2020:…