Thị trường lúa gạo tuần qua: Giá tăng ở Thái Lan và Việt Nam, giảm ở Ấn Độ
Giá gạo xuất khẩu ở Thái Lan đã tăng trong tuần qua do nhu cầu mạnh lên, trong khi gạo Ấn Độ giảm bởi nhu cầu từ phía khách hàng nước ngoài yếu đi.
Cuối tuần qua, gạo 5% tấm của Thái Lan giá tăng lên 385 - 402 USD/tấn, so với mức 385 - 388 USD/tấn một tuần trước đó.
Các thương nhân tại Bangkok cho hay giá gạo giảm ở tuần trước đã thúc đẩy nhu cầu tăng lên. Dự báo nhu cầu trong tháng 5 này sẽ duy trì vững bởi người theo đạo Hồi sẽ ăn kiêng trong dịp lễ Ramadan (từ ngày 5/5 đến ngày 4/6) (các nước Trung Đông nằm trong số những khách hàng chủ chốt mua gạo Thái Lan). Dự báo nhu cầu sẽ tăng lên vào nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, tại thị trường Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm giảm tuần thứ tư liên tiếp, từ khoảng 375- 378 USD/tấn hồi tuần trước xuống 373- 376 USD/tấn vào tuần này. Các thương nhân Ấn Độ cho biết nhu cầu từ khách hàng nước ngoài vẫn thấp. Ngoài ra, việc Trung Quốc đẩy mạnh bán ra lượng gạo tồn kho sang châu Phi cũng ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ
Số liệu thống kê mới nhất của Chính phủ Ấn Độ cho thấy xuất khẩu gạo của nước này trong tài khóa 2018 – 2019 (từ 1/4/2018-31/3/2019) đã giảm 7,2% so với tài khóa trước đó xuống còn 11,95 triệu tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu của Bangladesh và các nước châu Phi sụt giảm.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm hầu như không đổi ở mức 365 USD/tấn do kỳ nghỉ lễ ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (1/5). Cách đây một tuần, giá vào khoảng 360-370 USD/tấn.
Reuters dẫn lời một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá gạo Việt Nam tương đối cao đang ảnh hưởng đến nhu cầu. Cũng theo thương nhân này, giá gạo Việt Nam ít có khả năng đi xuống trong thời gian tới vì nguồn cung trong nước đang giảm và tình trạng thiếu nước một phần đang đe dọa vụ Hè - Thu sắp tới.
Một số thông tin liên quan
Lào mục tiêu sản xuất trên 5 triệu tấn gạo/năm vào 2025
Bộ Nông – Lâm nghiệp Lào kế hoạch sẽ sản xuất ít nhất 5 triệu tấn gạo mỗi năm trong chiến lược nông nghiệp quốc gia giai đoạn 5 năm tới 2025, trong đó 30% là gạo tẻ.
Mục tiêu của Lào là nâng sản lượng lúa thương phẩm (dùng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) sẽ đạt ít nhất 1,5 triệu tấn.
Sản lượng ngô (dùng trong thức ăn chăn nuôi) sẽ đạt trên 1,4 triệu tấn, cà phê sẽ đạt 280.000 tấn, mía 2,4 triệu tấn, sắn 1,6 triệu tấn và các loại đậu 5,2 tấn.
Sản lượng thịt và trứng sẽ tăng lên 414.000 tấn, trong khi sản lượng cá và các sinh vật nuôi thả sẽ tăng lên 297.000 tấn. Xuất khẩu các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tăng lên 15.000 tấn nhờ hiện đại hóa các hoạt động sản xuất và chế biến.
Trung Quốc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Myanmar lên 400.000 tấn
Thứ trưởng Bộ Thương mại Myanmar, U Khin Maung Lwin, cho biết Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Myanmar thông qua đường biển, tăng từ mức 100.000 tấn hiện tại.
Năm 2016, Myanmar được cho phép xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cho biết dù khuyến khích xuất khẩu gạo và gạo tấm chính thức qua biên giới, những sẽ có hành động nghiêm khắc đối với xuất khẩu bất hợp pháp.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chính cảu Myanmar và hầu hết hoạt động thương mại được thực hiện tại biên giới, theo Myanmar Times. Các thị trường xuất khẩu khác là châu Âu, châu Phi và châu Á...
Theo dữ liệu từ MRF, Myanmar xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo trị giá 650 triệu USD từ đầu tháng 4/2018 đến cuối tháng 3/2019, so với 130 triệu USD (hơn 450.000 tấn gạo tấm) cùng kỳ năm trước. Hơn 52% của hoạt động xuất khẩu được thực hiện bằng đường biển, trong khi phần còn lại giao dịch tại biên giới.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao