Thị trường thủy Sản 21/6: Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc tăng trưởng trong tháng
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 721.500 tấn với tổng giá trị 2,847 tỉ USD, giảm 3,21% về lượng và giảm 10,3% về giá trị so với cùng kỳ.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 42% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đã giảm 22,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi giảm nhẹ trong 2 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã phục hồi nhẹ trong tháng 3 và tăng mạnh trong tháng 4 năm nay. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng tốt trong tháng 5.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc giảm hai con số trong tháng 1 và 2 năm nay. Trong tháng 3/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng 4% và tháng 4/2020 ghi nhận mức tăng trưởng đột biến 304% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,3 triệu USD. Tính từ đầu năm tới nửa đầu tháng 5/2020, xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc đạt 10,4 triệu USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Vasep hai tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Trung Quốc bị đình trệ. Nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc tại các nhà hàng giảm do các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan của Chính phủ nước này.
Nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến tại Trung Quốc cũng sụt giảm do các nhà chế biến mực, bạch tuộc tại Trung Quốc bị hủy và không nhận đơn hàng mới từ các thị trường như Mỹ, EU và Nhật Bản. Từ tháng 3 năm nay, dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc bớt căng thẳng cộng với các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản dần nới lỏng các biện pháp cách ly phòng chống dịch bệnh nên nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Trung Quốc phục hồi.
Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh...Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, mực chiếm 72%, còn lại là bạch tuộc.
Hai tháng đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Trung Quốc bị đình trệ. Nhu cầu tiêu thụ mực, bạch tuộc tại các nhà hàng giảm do các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lây lan của Chính phủ nước này.
Nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc nguyên liệu để chế biến tại Trung Quốc cũng sụt giảm do các nhà chế biến mực, bạch tuộc tại Trung Quốc bị hủy và không nhận đơn hàng mới từ các thị trường như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Từ tháng 3 năm nay, dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc bớt căng thẳng cộng với các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản dần nới lỏng các biện pháp cách ly phòng chống dịch bệnh nên nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Trung Quốc phục hồi.
Theo đó, Trung Quốc tái nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh...
Được biết trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Trung Quốc, mực chiếm 72%, còn lại là bạch tuộc.
Vasep dự báo, Xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Trung Quốc những tháng cuối năm nay sẽ tăng trưởng dương vì Trung Quốc giảm nhập khẩu từ Mỹ và nhu cầu mực, bạch tuộc của Trung Quốc thường tăng mạnh vào cuối năm.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao