Thống kê thủy sản Thị trường thủy sản 24/6:Thị trường tiêu thụ cá tra chưa có dấu hiệu phục hồi

Thị trường thủy sản 24/6:Thị trường tiêu thụ cá tra chưa có dấu hiệu phục hồi

Author Phương Thúy, publish date Thursday. June 25th, 2020

Thị trường thủy sản 24/6:Thị trường tiêu thụ cá tra chưa có dấu hiệu phục hồi

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 5, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt 53,4 triệu USD, giảm gần 36% so với cùng kì năm trước.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cho tới thời điểm này vẫn tác động không nhỏ tới đời sống, hoạt động thương mại của nhiều nước EU. Giá trị xuất khẩu cá tra sang 4 thị trường đơn lẻ lớn nhất là: Hà Lan giảm 31,3%; Đức giảm 31,7%; Tây Ban Nha giảm 16,9% và Bỉ giảm 37,7% so với cùng kì năm ngoái.

Giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm do xu hướng chung khi thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam là Trung Quốc bị ngưng trệ. Điều này kéo theo giá trị xuất khẩu cá tra sang EU giảm. 

5 tháng đầu năm nay, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha và Bỉ là 4 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó, riêng Hà Lan đã chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU.

Tình hình dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu khiến xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, đa số các doanh nghiệp chế biến đã sử dụng gần hết công suất của các kho lạnh để lưu trữ các sản phẩm chế biến trong khi nguồn nguyên liệu nhiều, do đó trong thời gian tới, giá bán cá tra nguyên liệu có xu hướng không tăng.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, đối với ngành hàng cá tra, toàn tỉnh hiện có 368 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi với diện tích mặt nước 1.562 ha và có 827 ha cá tra được cấp chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn.

Cũng theo ông Đạt, Anh Nguyễn Văn Tư ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười nuôi hơn 1 ha cá tra, thiệt hơn 4.000 đồng/kg do bán ra giá thấp hơn 18.000 đồng/kg, vì nuôi tự phát, không có ký kết hợp đồng đầu ra ổn định.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ thủy sản huyện Châu Thành cho biết, giá cá tra nguyên liệu giảm do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra còn nhiều. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu chỉ làm theo đơn đặt hàng từ phía đối tác nên hạn chế thu mua, giá cá tra giảm xuống quá thấp.

Theo ông Bình, với giá này, người nuôi sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Bởi theo tính toán của ngành nông nghiệp, giá thành cá tra nguyên liệu dao động 22.000 đồng/kg, nghĩa là người nuôi chịu thiệt trên 3.000 đồng/kg, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy mức giá này dừng lại. Hiện nay, 2 thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam là Hoa Kỳ và châu Âu vẫn đang bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19.

Trong khi đó, sự hồi phục ở thị trường Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam chưa thật sự khả quan. Theo các chuyên gia chế biến cá tra xuất khẩu, việc thu mua không đúng thời điểm, cá tra rơi vào cảnh “quá lứa” so với chuẩn chế biến phi lê xuất khẩu, không chỉ tự đánh mất cơ hội nối lại đầu ra khi xuất khẩu hồi phục, mà còn khiến người nuôi vào nguy cơ mất trắng.

Trước tình hình sản xuất thủy sản gặp khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Sở Công Thương tăng cường thông tin thị trường mà Việt Nam đã ký các Hiệp định thương mại tự do, để định hướng cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Đồng thời, đổi mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, theo dõi sát tình hình xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp để có những đề xuất kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá tra, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh xuất khẩu.


Xuất khẩu cá ngừ vẫn ở mức thấp Xuất khẩu cá ngừ vẫn ở mức thấp Sản phẩm tôm nhập khẩu của Hàn Quốc, T1-T4/2018, theo khối lượng Sản phẩm tôm nhập khẩu của Hàn Quốc,…