Tin thủy sản Thị trường thủy sản nhập khẩu - Tôm hùm Mỹ tăng đột biến, cua hoàng đế giảm mạnh

Thị trường thủy sản nhập khẩu - Tôm hùm Mỹ tăng đột biến, cua hoàng đế giảm mạnh

Author Hương Nguyễn (tổng hợp), publish date Friday. September 27th, 2019

Thị trường thủy sản nhập khẩu - Tôm hùm Mỹ tăng đột biến, cua hoàng đế giảm mạnh

Thị trường thủy sản thời gian gần đây chứng kiến giá tôm hùm có xuất xứ từ Mỹ tăng đột biến 30% so với tháng trước đó do lượng nhập về giảm mạnh cùng với giá nhập tăng cao. Nngược lại cua hoàng đế Alaska giảm mạnh 30 – 60% do đang vào mùa khai thác.

Dẫn nguồn tin từ VnExpress, sau hơn một tháng giảm giá, hiện giá tôm hùm Mỹ tăng 30% so với trước đó, lượng hàng nhập khẩu về Việt Nam cũng giảm mạnh.

Nhiều cơ sở nhập khẩu và kinh doanh cho biết, giá loại tôm này đang tăng 30% so với một tháng trước đó. Nếu cuối tháng 7 đầu tháng 8, tôm hùm Alaska được các cửa hàng bán với giá 700.000 đồng một kg thì nay tăng lên 1,1 triệu đồng.

Một cửa hàng hải sản ở quận Bình Thạnh (TP HCM) cho hay, hơn tuần nay lượng tôm hùm từ Mỹ về Việt Nam giảm mạnh. Nếu trước đây cửa hàng có thể lấy cả vài tạ thì nay số lượng chỉ còn vài chục kg. Cùng với lượng nhập về giảm thì giá nhập cũng tăng cao trong khi đó, các khâu kiểm tra khắt khe hơn nên hàng về chậm. Theo chủ cửa hàng này, mỗi ngày cửa hàng chỉ nhập về khoàng 10 – 20 kg, đa phần bán cho khách lẻ chức không đủ khách sỉ. Thay vì bán theo kg, cửa hàng thường bán theo con để khách dễ mua. Mỗi con nặng 500 gram có giá 550.000 đồng.

Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Thủy sản Hạ Long, Trần Văn Trường cho biết, mỗi tuần chỉ nhập với số lượng vài trăm con, giảm mạnh so với trước đó. Nếu trước đó Cty giao cho nhà hàng tầm 700.000 đồng một kg thì nay lên 900.000-950.000 đồng một kg nhưng không có nhiều hàng để bán. Nguyên nhân khiến tôm hùm Mỹ nhập về Việt Nam đang giảm mạnh bỗng tăng vọt là nguồn cung giảm. Có 4 yếu tố khiến giá tôm tăng đột biến. Thứ nhất, sau một thời gian bị Trung Quốc áp thuế 25% thì các công ty cung cấp hải sản lớn của Mỹ đã mở thêm công ty tại Canada. Bởi, từ Canada xuất hàng về Trung Quốc thuế thấp. Thứ hai, Trung Thu, các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc có nhu cầu về tôm hùm cao khiến hàng khan hiếm và trở nên đắt. Thứ ba là vì 1/10 là ngày quốc khánh Trung Quốc nên các công ty tại đây mua số lượng lớn để trữ. Cuối cùng là do nguồn cung đánh bắt hạn chế vì nhiều vùng biển bị cấm khai thác so với trước đây.

Theo Globalnews, tôm hùm Alaska của Mỹ đang ngày càng dịch chuyển nhiều sang Canada do ngư dân nước này đánh bắt một loại tôm giống hệt tôm hùm Mỹ. Do đó, hoạt động kinh doanh tôm ở Canada những tháng gần đây bùng nổ, các máy bay chở hàng liên tục di chuyển đến Halifax (Nova Scotia) và Moncton (New Brunswick). Stephanie Nadeau, một doanh nhân kinh doanh tôm hùm ở Maine vừa sa thải một loạt nhân viên cho rằng, không có thị trường nào mà tiêu thụ tốt như Trung Quốc. Do đó, nước này buộc phải tìm cách để sống sót.

Dữ liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy, 6 tháng đầu năm nước này đã xuất khẩu hơn 2,2 triệu kg tôm hùm sang Trung Quốc, giảm 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tại Canada, xuất khẩu sang Trung Quốc đến tháng 6 đã đạt gần 33 triệu bảng, gần bằng cả năm 2018. Giá trị xuất khẩu của Canada đã gần 200 triệu đôla Mỹ tính đến tháng 6 và gần như chắc chắn sẽ vượt xa năm ngoái, tổng cộng hơn 223 triệu USD. Xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc tháng 6 được định giá dưới 19 triệu USD, chậm hơn 70 triệu USD so với năm ngoái.

Cách đây hơn một tháng, tôm hùm Alaska Mỹ bán ở Việt Nam có trọng lượng 400 - 500 gram giá chỉ 500.000 - 700.000 đồng/kg. Riêng với loại trên một kg, giá cũng chỉ khoảng 800.000 đồng. Giá rẻ hơn tôm hùm Việt tới 10 - 20%. Nguyên nhân là do Mỹ đang đúng mùa đánh bắt. Trong khi đó, nguồn cung năm nay dồi dào mà thị trường tiêu thụ không kịp nên giá giảm mạnh. Song song đó, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến giá tôm nước này lao dốc.

Ngược lại giá tôm hùm Mỹ, cua hoàng đế Alasska giảm giá kỷ lục.

Cũng theo VnExpress, thay vì 2 - 2,3 triệu đồng/kg như tháng trước, hơn tuần nay cua hoàng đế Mỹ bán ở Việt Nam chỉ còn 1,5 - 1,6 triệu đồng.

Theo một cửa hàng chuyên bán cua nhập khẩu ở quận Bình Thạnh (Tp.HCM), chưa bao giờ cua hoàng đế Alaska lại có giá thấp đến mức này, nếu cách đây 2 tuần khách vẫn phải trả 2,1 triệu đồng/kg thì nay cửa hàng chỉ bán với giá 1,6 triệu đồng/kg, rẻ hơn 30% so với trước đó.

Nguyên nhân giá cua giảm mạnh, theo chủ cửa hàng trên cho biết do đang vào mùa khai thác. Cách đây hai năm, thị trường Sài Gòn chỉ vài cửa hàng nhập loại hải sản cao cấp này, nay số lượng đơn vị nhập khẩu tăng lên gấp 6 - 7 lần, nên tuần nào cửa hàng cũng được báo giá chi tiết.

Là đầu mối chuyên nhập khẩu hải sản ở TP HCM, Giám đốc Công ty Hải sản Hoàng Gia, Trần Văn Trường xác nhận, giá cua hoàng đế nhập khẩu đã giảm 30 - 40% so với tuần trước đó. Giá bán lẻ đang ở mức 1,5 -1,6 triệu đồng/kg, rẻ nhất từ trước tới nay. Tuần này Công ty nhập về khoảng 2 tấn nhưng đều đã được các mối sỉ đặt mua lên đến 60%. Trọng lượng cua lần này dao động quanh mức 1,8 - 2,5 kg nên rất dễ cho khách hàng đặt mua. Nếu các năm trước nhiều vùng đánh bắt bị cấm khai thác thì năm nay cua được khai thác nhiều hơn ở các vùng biển trên thế giới và cũng là thời điểm được khai thác nhiều nhất trong năm. Bên cạnh đó, số lượng các công ty nhập khẩu về ngày càng tăng nên lượng hàng không còn khan hiếm như trước.

Tại Mỹ, một pound (0,45kg) cua hoàng đế Alaska có giá 24 - 41 USD (tùy kích cỡ chân, càng), khoảng 550.000 - 900.000 đồng. Thay vì bán con sống như ở Việt Nam, cua hoàng đế bán tại Walmart và Amazon theo đơn vị chân và càng. Chân cua, càng cua càng lớn thì giá cua càng đắt và ngược lại.

Ở Alaska, mùa cua hoàng đế thường bắt đầu vào giữa thu và chạy qua những tháng đầu mùa đông. Sau khi thu hoạch, cua hoàng đế Alaska được giữ sống trong các bể lớn trên tàu, sau đó được giao cho bộ xử lý. Cua hoàng đế tươi được tách thành cụm (nửa con cua không có thân), làm sạch và luộc. Sau đó, các cụm cua được tách thành các chân riêng lẻ và được phân loại theo kích thước. Ở một số nơi, loại cua hoàng đế này được các đơn vị phân phối để nguyên con nhằm đáp ứng nhu cầu của nước nhập khẩu.

Cua hoàng đế Alaska sinh sống ở vùng biển băng giá Bering giữa vùng Viễn Đông của Nga và Alaska - Mỹ. Đây là vùng biển sóng dữ với những dòng hải lưu mạnh và băng đá, được coi là một trong những vùng biển đánh bắt hải sản nguy hiểm nhất thế giới.


Cơ hội, thách thức thủy sản VN trước vòng xoáy thương mại toàn cầu Cơ hội, thách thức thủy sản VN trước… Công nghệ cấp đông cá ngừ siêu tốc Công nghệ cấp đông cá ngừ siêu tốc