Tôm càng xanh Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng năng suất ương tôm càng xanh

Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng năng suất ương tôm càng xanh

Author Thái Hà, publish date Thursday. November 9th, 2017

Thiết kế chế độ ăn khoa học tăng năng suất ương tôm càng xanh

Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ, nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có năng suất cao, hiệu quả ổn định.

Giai đoạn ương tôm càng xanh là khâu quan trong quyết định năng suất thu hoạch. Ảnh minh họa

Để ương tôm càng xanh trong ao đất, dùng thức ăn tổng hợp viên có thành phần dinh dưỡng như sau: Đạm: 30-35%; Béo: 5-8%; Canxi: 2-3%; Phospho: 3-5%; Xơ: 3-5%. Dùng các nguyên liệu trên xay nhuyễn trộn đều, hấp chín và rây để hạt thức ăn phù hợp với kích thước của tôm con.

Có thể sử dụng thức ăn viên công nghiệp dùng cho ương postlavae tôm sú hoặc thức ăn công nghiệp dành riêng cho tôm càng xanh, liều lượng dùng 10-15% trọng lượng tôm/ngày. Nên chế biến thức ăn từ cá biển sẽ rẻ và tôm thích ăn hơn, theo thông tin tepbac.com.

Cách chế biến thức ăn từ cá biển: Chọn mua cá ít mỡ, nhiều thịt, còn tươi; Bỏ đầu, vi, vẩy, nội tạng; Hấp chín cá; Tách bỏ xương cá, chỉ lấy phần thịt cá, tán nhuyễn; Rang khô cá( đến khi thịt cá khô, xốp, rời); Cho vào túi nilon hoặc lọ, hủ đậy kín để bảo quản từ 3-5 ngày cho tôm ăn dần.

Có thể trộn với thịt cá đã hấp chín một lượng bột mì, đậu xanh, trứng gà, chất khoáng …, dùng máy xay trộn kỹ rồi hấp chín, sau đó dùng rây có kích thước 1-2,0 mm để rây cho tôm post ăn. Thức ăn chế biến dạng này tôm rất thích ăn do có lượng dinh dưỡng cao và thơm, lượng dùng 10-20 % trọng lượng tôm/ngày. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày 6h,10h,14h,18h,20h.

Ngoài ra, tôm càng xanh thích ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như côn trùng, ốc, xác động vật khác... Ngoài ra, tôm có khả năng ăn những loại thức ăn chế biến và các loại như khoai mì, gạo tấm nấu chín, khoai lang, cơm dừa... tôm ăn mạnh vào buổi tối.

Do tôm có tập tính hoạt động mạnh về đêm nên cho ăn ngày 02 lần vào lúc 5-6 giờ sáng và 5-8 giờ chiều. Loại thức ăn cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30-40%, hoặc thức ăn tự chế như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, dừa khô,... Lúc mới thả cho đến 1 tháng nuôi cho ăn mỗi ngày với lượng: 8-10% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi.

Sau 01 tháng nuôi mỗi ngày cho ăn với lượng 5- 7% tổng trọng lượng đàn tôm nuôi. Tuy nhiên trong quá trình cho ăn nên quan sát xem lượng thức ăn thừa hay thiếu mà ta điều chỉnh cho phù hợp. Chú ý nên bổ sung thêm Vitamin C và Premix để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm nhất là vào ban đêm, xem màu nước ao để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp không nên cho ăn quá thừa dễ làm hư thối nước; khi phát hiện tôm bị bệnh, phải điều trị ngay. Định kỳ thay nước để nước đảm bảo tốt cho tôm phát triển và lột xác nhanh lớn; sau thời gian nuôi được 2- 3 tháng nên thu tỉa tôm cái, vì lúc này tôm ôm trứng nuôi chậm lớn. Hàng ngày nên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tránh tôm bị thất thoát.

Định kỳ diệt cá tạp, cá dữ 2 tháng/lần với Sapotech liều lượng 0,5kg/100m3 nước hoặc rễ cây thuốc cá 0,5 kg/ 100m3 nước. Sau thời gian nuôi 6-8 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ thương phẩm từ 30- 40gr/con thì tiến hành thu hoạch để bán, theo thông tin từ Trang TTĐT Việt Linh. 


Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh dịch, cho hiệu quả ổn định Nuôi tôm càng xanh ít rủi ro bệnh… Tôm càng xanh xen canh lúa hiệu quả cao Tôm càng xanh xen canh lúa hiệu quả…