Thông tin về rau quả tại Trung Quốc và một số thị trường khác
Dưới đây là một số thông tin về thị trường rau củ quả tại Trung Quốc và một số nước khác.
Hành tây: Giá vững tại Trung Quốc
Giá hành tây tại Trung Quốc mấy tháng qua tương đối ổn định. Một trong số các lý do là bởi châu Âu thiếu cung mặt hàng này nên phải tăng nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, ngoài những thị trường truyền thống ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore… thì hành Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện ở các thị trường khác, trong đó có châu Âu.
Do hành tây vàng xuất khẩu tốt hơn nên giá loại này tại Trung Quốc đang tăng nhẹ, trong khi hành tây tím xuất khẩu ít vì khó bảo quản nên chất lượng dễ bị ảnh hưởng.
Được biết, nhu cầu hành tây ở mỗi thị trường có khác nhau, ví dụ khách hàng Hàn Quốc và Nhật Bản thích loại có kích thước 9-11 và 9-12 cm, trong khi châu Âu chuộng loại 6-8 cm và 7-9 cm. Sản lượng hành tây Trung Quốc năm nay bình thường như năm ngoái.
Chuối: Giá tại Trung Quốc dao động
Giá chuối ở nhiều nơi tại Trung Quốc đang có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực. Nhìn chung giá giảm ở nhiều khu vực sản xuất. Trong khi giá tại Quảng Tây giảm nhẹ thì ở một số vùng sản xuất nhỏ giảm xuống mức thấp nhất trong số các vùng sản xuất chuối tại Trung Quốc. Tỉnh Vân Nam đang nôi lên thành nhà cung cấp chuối chính ở Trung Quốc, nhưng do gần đây mưa nhiều nên giá cũng trở nên thất thường, có nơi giá tăng, có nơi giá giảm.
Trung Quốc nhập khẩu một lượng không nhiều chuối từ Lào và Myanmar, đó chủ yếu là chuối chất lượng cao nên giá cũng cao và ổn định hơn so với chuối sản xuất tại Trung Quốc.
Hiện thời tiết đang ấm dần lên sau đợt lạnh vừa qua, điều đó cũng có nghĩa là tiêu thụ chuối sẽ hồi phục, và dự kiến giá chuối sẽ ngừng giảm, thậm chí có thể tăng trở lại.
Xoài: Người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng xoài Việt Nam và Campuchia
Thị trường Trung Quốc tiêu thụ cả xoài nhập khẩu và xoài nội địa, trong đó xoài Việt Nam và Campuchia bán chạy nhất vì hương vị thơm ngon mà giá lại rẻ. Ngoài ra, mùa thu hoạch không trùng với ở Trung Quốc cũng góp phần khiến xoài Việt trở nên đắt khách. Trong khi Việt Nam và Campuchia thu hoạch xoài từ tháng 11 năm này tới tháng 5 năm sau thì xoài Quảng Tây (Trung Quốc) lại có bán từ tháng 5 đến tháng 11. Ngành trồng xoài của Trung Quốc phát triển nhanh trong những năm gần đây nhờ cải tiến công nghệ, nhưng chất lượng trái vẫn kém xa so với xoài nhập khẩu, chẳng hạn như từ Australia (có hương vị ngon, chất lượng cao). Năm nay, Trung Quốc được mùa xoài nên giá xoài nội giảm, kéo giá xoài nhập khẩu giảm theo.
Bưởi: Giá tại Trung Quốc giảm mạnh
Giá bưởi tại Trung Quốc giảm trong tuần này do cung vượt cầu. Tại chợ Wanbang, mỗi ngày có khoảng 450 nghìn kg bưởi nhập vào thị trường trong tuần này, nhưng khối lượng bán ra chỉ là 300 nghìn kg. Các khu vực sản xuất thậm chí còn chưa thu được một nửa vụ thu hoạch. Áp lực bán ra trong các vùng trồng bưởi đang rất lớn khiến giá mua giảm, ép giá bán lẻ giảm. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn nhiều loại quả khác khiến bưởi phải cạnh tranh nhiều. Giá bưởi hiện khoảng 0,7 CNY(0,10 USD)/ kg.
Tỏi: Giá tại Trung Quốc đang tăng lên
Sau khi diện tích đất trồng tỏi được mở rộng vào năm ngoái, sản xuất tỏi đã tăng mạnh tại Trung Quốc trong năm nay. Do nguồn cung tăng, vào đầu tháng 12/2018, người trồng tỏi phải giảm giá bán xuống mức thấp nhất 10 năm qua.
Nhưng cũng bởi giá xuống thấp, nhiều nhà kinh doanh tích cực mua tỏi rồi trữ trong kho lạnh, khiến thị trường trong một số giai đoạn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, mặc dù các kho lạnh đầy ắp tỏi. Tuần thứ nhất của tháng 12/2018, giá tỏi bảo quản lạnh tại Jinxiang từ 1,2 CNY(0,17 USD) đến 2 CNY(0,29 USD), thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tỏi trữ lạnh trong năm ngoái đạt trung bình trên 2,5 CNY(0,36 USD).
Tuy nhiên, cuối tháng 12/2018, giá bắt đầu nhích nhẹ. Một số người nhận định giá tỏi có triển vọng tiếp tục tăng từ nay đến Tết. Tháng 12 này là tháng thứ 4 mà lượng tỏi bán ra thị trường được lấy ra từ các kho lạnh. Nguồn cung nhìn cung vẫn vượt nhu cầu giống như năm ngoái, nhưng các thương nhân năm nay sẵn sàng bán chứ không găm hàng như năm 2017.
Có một số lý do dẫn tới những thay đổi trên thị trường năm nay: (1) diện tích trồng tỏi năm nay giảm, và các thương nhân đã phải chờ khá lâu mới tới lúc xuất bán tỏi trữ lạnh, (2) các thương nhân mua tỏi của nông dân với giá thấp hơn năm ngoái, và (3) mùa bán tỏi trữ lạnh năm nay kéo dài hơn, sẽ còn kéo dài 5 tháng nữa.
Và theo đánh giá chung, thị trường tỏi Trung Quốc năm nay có điều kiện tốt hơn năm ngoái.
Táo: Thời tiết xấu ở Hàn Quốc khiến sản lượng giảm 14%
Thời tiết xấu trong giai đoạn ra hoa và phát triển quả khiến sản lượng táo của Hàn Quốc giảm 14% xuống 467.800 tấn trong năm thị trường 2018/2019. Trong khi đó khu vực trồng táo tiếp tục dịch chuyển về phía bắc để đối phó với tác động cục bộ của biến đổi khí hậu. Dự kiến lượng tiêu thụ giảm tương ứng với mức sụt giảm sản lượng và giá táo sẽ tăng.
Tiêu thụ táo Hàn Quốc bình quân đầu người đạt 10,5 kg trong năm 2017 khiến táo trở thành trái cây được tiêu thụ nhiều thứ hai ở Hàn Quốc, sau cam quýt (11,6 kg). Năm 2018, mức tiêu thụ táo trên đầu người dự kiến sẽ chỉ còn 9,4 kg chủ yếu do nguồn cung táo giảm.
Xuất khẩu táo tươi Hàn Quốc sang Việt Nam trong ba năm qua đã tăng 41% lên 418 tấn trong năm 2017/18 từ 296 tấn trong năm 2016/17 do nhu cầu ngày càng tăng đối với trái cây tươi Hàn Quốc, bao gồm cả lê và dâu tây.
Táo: Giá táo làm nguyên liệu chế biến tiếp tục giảm
Giá mua táo dùng để chế biến thành nước ép táo và nước cô đặc đã giảm đáng kể trong tuần này do vụ thu hoạch vẫn tiếp tục ở các trang trại trong nước và nguồn cung cấp táo dồi dào từ Belarus. Giá đã giảm gần như hàng ngày. Đầu tuần trước, giá đứng ở mức 0,12 USD/kg, song cuối tuần giảm còn 0,10-0,09 USD/kg. Các nhà sản xuất trong nước Nga phản ứng với những biến động giá nhanh hơn so với các nhà cung cấp táo Belarus, do đó doanh thu của họ sẽ cao hơn nhiều. Hiện tại, các nhà chế biến đã ngừng mua táo với giá hơn 0,09 USD/kg. Ngoài ra, một số nhà chế biến đã bắt đầu yêu cầu kéo dài thời gian thanh toán.
Tuy nhiên, ngay cả với mức giá như vậy thì vẫn cao gần gấp đôi so với giá tại Moldova, Ba Lan và Ukraine. Hơn nữa, ở những quốc gia này, thời hạn thanh toán đã chậm quá 60 ngày.
Khoai tây: Giá tại châu Âu tăng gấp đôi
Giá khoai tây ở Châu Âu vào đầu tháng 12/2018 tăng gấp đôi so với năm ngoái do sản lượng giảm dưới mức trung bình do hạn hán mùa hè này. Vụ thu hoạch khoai tây của EU giảm 10 triệu tấn đã khiến giá khoai tây tăng vọt trên khắp lục địa. Nguồn cung trên khắp Châu Âu đã giảm 13,5%, từ mức 64,6 triệu tấn trong năm 2017 xuống 54,4 triệu tấn trong năm nay. Giá khoai tây vụ mùa chính đã tăng lên 450-500 Euro/ tấn, tăng gấp đôi so với năm 2017 chỉ là 220-280 Euro/tấn.
Trong khi khoai tây chất lượng thấp hơn bán cho các nhà hàng và các cửa hàng hiện là 340-350 Euro/tấn, so với mức năm ngoái chỉ là 60-80 Euro/ tấn.
Bơ: Giá ở Tây Ban Nha giảm mạnh do cung vượt cầu
Giá bơ của Tây Ban Nha đã giảm 1/3 so với năm ngoái do cung vượt cầu, nhập khẩu tăng mạnh từ Nam Phi, Peru vào Châu Âu vào đầu mùa. Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất nhiệt đới Tây Ban Nha, José Linares cho biết giá bơ trong nước đạt 78,05 cent /kg trong tuần từ 19 đến 25/11/2018, giảm rất nhiều so với mức giá 232 cent/kg cùng kỳ năm 2017 và mức 250 cent /kg cùng kỳ năm 2016. Mức giá hiện nay chỉ bằng nửa mức chi phí sản xuất là 150 cent/kg.
Nhu cầu tiêu thụ bơ đang tiếp tục tăng mạnh ở Châu Âu. Châu Âu dự kiến sẽ tiêu thụ 500.000 tấn bơ trong năm nay và dự kiến sẽ là 580.000 tấn vào năm 2019.
Tây Ban Nha, bắt đầu mùa trồng bơ Bacon vài tuần trước, dự kiến sản xuất 70.000 tấn trong mùa này, so với 55.000 tấn mùa trước.
Sầu riêng: Indonesia xuất khẩu ròng
Indonesia là nước nhập khẩu ròng sầu riêng trong gần một thập kỷ qua. Tuy nhiên, số liệu thống kê gần đây của Chính phủ cho thấy đất nước này hiện đang xuất khẩu trái cây sang nước ngoài nhiều hơn nhập khẩu, tạo ra giá trị thặng dư lớn từ thương mại sầu riêng trong 9 năm trở lại đây.
"Xuất khẩu sầu riêng từ tháng 1 – 9/2018 tăng lên 1.084 tấn, trong khi 351 tấn được nhập khẩu. Vì vậy, thặng dư là 733 tấn", ông Suwandi, trưởng bộ phận trung tâm dữ liệu và hệ thống thông tin của Bộ Công Thương cho biết. Năm ngoái, Indonesia đã ghi nhận mức thâm hụt là 524 tấn.
Những con số này ít hơn hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu tấn so với sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng hàng đầu Indonesia như dầu cọ, cao su và cà phê. Xuất khẩu sầu riêng chỉ chiếm chưa đầy 0,14% tổng sản lượng trái cây có mùi của Indonesia, nhu cầu tiêu thụ trong nước gặp khó khăn.
Indonesia đã đi một chặng đường dài kể từ khi nhập khẩu khoảng 27.000 tấn sầu riêng, trị giá 38 triệu USD (năm 2011). Đó là con số cao nhất của Indonesia kể từ năm 2010, theo số liệu của UN Comtrade - Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc.
Nhập khẩu hàng hóa là một vấn đề gây tranh cãi trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của Indonesia năm nay. Ông Prabowo Subianto - ứng viên Tổng thống Indonesia cho biết sẽ ngừng nhập khẩu hàng hóa của đất nước này.
Bên cạnh đó ông Sandiaga Uno – Phó Thị trưởng Jakarta, người mà ông Prabowo Subianto chọn là liên danh tranh cử, theo dõi hoạt động các chợ địa phương hàng ngày để nhắc nhở Tổng thống Joko "Jokowi" Widodo rằng hầu hết đậu nành của Indonesia đều được nhập khẩu.
Khi nhắc đến sầu riêng, Chính phủ đã đặt ra một nền tảng tự cung tự cấp và hiện đang tìm cách mở rộng lợi thế cạnh tranh của mình, ông Suwandi nói. Dựa trên trọng lượng, giá trái cây nhiệt đới cao gấp ba lần giá dầu cọ - mặt hàng xuất khẩu chính của Indonesia.
Ngoài ra, ông Suwandi cho biết Indonesia có khoảng 8,2 triệu cây sầu riêng vào năm 2017, sản xuất ra 795.000 tấn trái cây. Bộ Nông nghiệp đã mở thêm 5.000 ha rừng trồng sầu riêng và tăng gấp đôi việc phân phối cây giống chất lượng cho nông dân lên 211.000 cây trong năm nay để thúc đẩy sản xuất.
Chính phủ cũng cải thiện các hệ thống và quy định để thúc đẩy hơn nữa việc quản lý giấy phép đầu tư và xuất khẩu.
Mục tiêu cuối cùng của Indonesia là cạnh tranh trong cuộc đua để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của trái cây trên thị trường Trung Quốc - một thị trường khổng lồ tương đối gần Indonesia.
Người Trung Quốc đang sử dụng trái cây cho món tráng miệng, sữa chua và thậm chí cả các món lẩu, khiến nhập khẩu sầu riêng của nước này tăng gấp 6 lần trong thập kỷ qua.
Là quốc gia đông dân nhất thế giới, với 1,4 tỷ người, nhập khẩu 350.000 tấn sầu riêng, trị giá 510 triệu USD, tăng 15% so với năm ngoái, Trung Quốc có thể trở thành thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn của Indonesia vào năm 2023.
Chỉ có một vài quốc gia có điều kiện khí hậu phù hợp và chuyên môn để thu hoạch sầu riêng liên tục trong suốt cả năm.
Saowanit Noodaeng, một nhà kinh tế tại Đại học Thượng Hải, đã viết trong Tạp chí Kinh doanh và Quản lý châu Âu rằng Thái Lan xuất khẩu khoảng 170.000 tấn sầu riêng sang Trung Quốc trong năm 2016, các nhà xuất khẩu chính khác là Việt Nam và Malaysia.
Ông Suwandi cho biết thêm Thái Lan, Việt Nam, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan và Úc, Indonesia đều xuất khẩu sầu riêng sang thị trườngTrung Quốc.
"Sầu riêng của chúng tôi không chỉ độc quyền trên thị trường nội địa. Chúng tôi tin rằng sản lượng xuất khẩu sầu riêng của chúng tôi sẽ tiếp tục tăng kể từ bây giờ", ông Suwandi khẳng định.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao