Mô hình kinh tế Thu Nhập Tăng, Nông Dân Khỏe

Thu Nhập Tăng, Nông Dân Khỏe

Publish date Friday. January 24th, 2014

Thu Nhập Tăng, Nông Dân Khỏe

Đó là thành quả khi tham gia Dự án "Nâng cao năng lực quản lý ngành trồng trọt của Việt Nam với mục tiêu cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng" do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phối hợp với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.

Với mục tiêu của dự án là hướng đến các mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn GAP. Dự án được triển khai vào tháng 7.2010, với tổng diện tích mô hình thí điểm trên 11ha với 114 hộ nông dân tham gia tại 4 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) của 3 tỉnh (trong tổng số 6 tỉnh triển khai dự án) tại miền Bắc gồm Hưng Yên, Hà Nam và Quảng Ninh.

Bà Nguyễn Thị Hằng - cố vấn dự án cho biết: Tính đến tháng 11.2013, sau 3 năm thực hiện dự án nông dân ở các vùng dự án đã hiểu cơ bản được quy trình sản xuất rau an toàn theo chuẩn GAP, với trên 95% nông dân trong dự án đã thường xuyên thực hiện ghi nhật ký đồng ruộng, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo biểu mẫu GAP, 100% nông dân mua và sử dự phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn…

Là một trong những hộ tham gia dự án trồng rau an toàn theo chuẩn GAP, anh Lê Văn Quân ở thôn Mễ Hạ (Yên Mỹ, Hưng Yên) cho biết: Hộ gia đình tôi đang canh tác 3 sào rau theo chuẩn GAP, trong đó 2 sào cà chua và 1 sào rau su hào. Hiện, cả 2 loại rau đều đang cho thu hoạch, với giá bán tại vườn là 8.000 - 10.000 đồng/kg cà chua, tính ra cũng lãi được trên 10 triệu đồng/sào. Riêng với su hào bán từ 2.000 - 2.500 đồng/củ, tôi lãi được 4 - 6 triệu đồng/sào.

Anh Quân cho biết thêm, từ khi tham gia vào dự án trồng rau an toàn theo chuẩn GAP, các hộ nông dân chúng tôi không những giảm được chi phí đầu vào mà thu nhập từ trồng rau cũng tăng lên từ 500 - 1,5 triệu đồng/sào, nên ai cũng phấn khởi.

Tham gia vào dự án, nông dân được hỗ trợ các vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, dự án cũng hỗ trợ tiền cho nông dân xây dựng khu vực sơ chế, máy móc, thiết bị phục vụ học tập…

Ông Vi Tiến Hà - Chủ nhiệm HTX NN Hà Tân, phường Hà Phong (TP.Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết: Các sản phẩm rau do các hộ trong dự án trồng ra bán tại chợ được dán nhãn mác, bao bì có ghi rõ địa chỉ, quy trình trồng… Do đó người mua có thể dễ dàng truy xuất được nguồn gốc và an tâm sử dụng sản phẩm mà không phải lo về tồn dư thuốc BVTV.

Ông Mitsuo Namota - chuyên gia dự án của JICA cho hay: "Với mục tiêu dự án là nâng cao nhận thức của người sản xuất và cán bộ quản lý dự án, chúng tôi đã tổ chức đào tạo cho 3 khóa với gần 250 lượt nông dân tham gia học cách sản xuất rau theo chuẩn GAP.

Ngoài ra, tại 6 tỉnh triển khai thí điểm, chúng tôi cũng đã lựa chọn tổng cộng 30 học viên tham gia 3 khóa đào tạo giảng viên trong năm 2011 với nội dung phổ biến các quy phạm pháp luật, thực hành GAP cùng các kiến thức về nghiên cứu thị trường… Kết quả, 30 học viên đã được Cục Trồng trọt cấp chứng chỉ, và đã trở thành các cán bộ kỹ thuật hạt nhân tại các địa phương thực hiện dự án.


Đưa Sâm Cao Ly Về Đất Tây Giang Đưa Sâm Cao Ly Về Đất Tây Giang Sang Đức Học Làm Nông Sang Đức Học Làm Nông