Tỉa Cành Tạo Tán Ca Cao
Dạng hình cây ca cao chuẩn
+ Có 1 thân chính khỏe và mọc thẳng.
+ Có 3-5 cành cấp 1
+ Cành cấp 1 đầu tiên được giữ lại cách mặt đất ít nhất 50 cm.
+ Các cành mọc đều các hướng
+ Tán lá tròn đều, cân đối
Mục đích và lợi ích của việc tỉa cành tạo tán
Mục đích:
Trong giai đọan này, mục đích chính của việc tỉa cành là tạo mọi điều kiện cho cây có một thân ghép duy nhất khỏe, mọc thẳng đứng và phân nhiều cành cấp 1 để làm cơ sở cho cây ca cao có dạng hình và bộ khung tán chuẩn trong thời gian sớm nhất.
Lợi ích:
+ Tập trung dinh dưỡng nuôi thân cành chính
+ Giúp thân ghép sinh trưởng và phát triển nhanh
+ Giúp tạo cây có 1 thân chính mọc thẳng
+ Sớm tạo cây ca cao có dạng hình và bộ tán chuẩn
3. Các biện pháp để tạo tán cho ca cao
Việc tạo tán nên bắt đầu ngay từ khi mới trồng và phải được thực hiện trong suốt giai đoạn cây con (từ 0-12 tháng tuổi). Trong giai đoạn này tỉa cành tạo tán gồm 4 việc chính: Tỉa chồi vượt, tỉa/lảy chồi mọc thấp và các biện pháp để kích thích cây phân cành, cố định cây.
3.1.Tỉa chồi vượt
Cách nhận biết chồi vượt: Chồi vượt là chồi mọc ra từ gốc ghép, lá mọc theo hình xoắn ốc, cuống lá dài.
Tác hại của chồi vượt: Cạnh tranh dinh dưỡng, lấn át thân ghép l không phát triển, cây bị lệch tán.
Hướng xử lý: thường xuyên phát hiện chồi vượt và cắt bỏ ngay khi phát hiện.
3.2.Tỉa cành, chồi cấp 1 mọc thấp
Một vài khái niệm cần biết:
+ Thân ghép: Phần mọc ra từ bộ phận ghép (cây giống ghép đủ tiêu chuẩn chỉ có 1 thân ghép).
+ Chồi cấp 1: Phần mọc ra từ thân ghép, còn non
+ Cành cấp 1: Phần mọc ra từ thân ghép cành hóa gỗ lá đã phát triển thành thục.
Cách tỉa:
Nếu thân ghép có nhiều chồi hoặc nhiều cành cấp 1 và có chồi hoặc cành cấp 1 mọc thấp thì tỉa bỏ chồi hoặc cành mọc thấp càng sớm càng tốt.
Nếu cây ghép còn yếu và thấp dưới 40cm thì chỉ tỉa bỏ chồi mọc thấp (cách gốc dưới 20 cm). Khi cây phát triển sẽ tỉa nâng dần chiều cao thân lên.
Trường hợp cây có 2 thân: Chọn giữ lại thân to khỏe có nhiều lá hơn. Tỉa bỏ ngay thân yếu, thân ít lá. Chỉ giữ lại 1 thân duy nhất. Nếu 2 thân phát triển tốt như nhau thì có thể giữ lại cả 2 nhưng các chồi cành mọc thấp trên 2 thân này đều cắt bỏ như trường hợp 1 thân.
3.3.Các biện pháp kích thích cây phân cành.
3.3.1.Điều chỉnh bóng che ngay để đảm bảo đủ nắng (khoảng 25 % ánh nắng) để kích thích ca cao phân cành kết hợp bón phân tưới nước đầy đủ.
3.3.2.Hãm ngọn nhằm kích thích thân ghép nảy chồi, tạo ra nhiều cành cấp 1.
Cách làm:
+ Dùng kéo cắt phần ngọn cây ở vị trí sau:
- Nếu thân ghép cao hơn 1 mét thì hãm ngọn ở đoạn thân cao khoảng 80cm.
- Nếu thân ghép cao khỏang 80 cm và đang có cơi lá non: đợi đến khi lá chuyển sang bánh tẻ hãm ngọn ở lá đoạn bánh tẻ trên cùng.
+ Sau khi hãm ngọn, cây ra chồi rất nhiều cần lảy bỏ những chồi thấp dưới 50cm.
Thời điểm:
Việc hãm ngọn ca cao tùy thuộc vào chiều cao và sự phân cành của thân ghép chứ không phụ thuộc vào độ tuổi của cây. Cần phải hãm ngọn trong các trường hợp sau:
Thân ghép cao trên 80 cm, các cơi lá đã thuần thục mà chưa có cành cấp 1, hoặc cành cấp 1 nhỏ, yếu.
Thân ghép cao trên 80 cm, có ít cành cấp 1 nhưng mọc thấp (sát gốc.)
Công việc này thường thực hiện ở giai đoạn sau trồng khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi.
3.4.Cố định cây
Nhằm hạn chế lay gốc, đổ cây và giúp đọan thân ở dưới gốc (khỏang 70 cm tính từ gốc lên) mọc thẳng. Nên thực hiện việc này ngay từ khi mới trồng và trong suốt thời kỳ trồng mới.
Dùng cây tre, le, gỗ... dài khoảng 70 - 80 cm cắm chắc xuống đất (Nên cắm xiên).Dùng dây nylon hay dây mềm (tốt nhất là dây chuối, vải cũ) để buộc cây ca cao vào cọc giữ cho thân cây mọc thẳng,
Lưu ý:Nên thường xuyên kiểm tra; thay hoặc buộc lại dây và cọc.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao