Tin thủy sản Tiềm năng đối với ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu

Tiềm năng đối với ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu

Author Diệu Thúy (Theo Thefishsite), publish date Saturday. September 23rd, 2017

Tiềm năng đối với ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu

Theo một báo cáo gần đây của các nhà khoa học hàng hải tại Đại học California Santa Barbara (UCSB), gần như tất cả các quốc gia ven biển đều có tiềm năng đáp ứng nhu cầu thủy sản trong nước thông qua ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Báo cáo này bao gồm các ý kiến của các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên, Trường Imperial College London, UCLA và Cục Địa chất và Hải dương học Quốc gia, đã được công bố trên tạp chí Nature Ecology and Evolution vào tháng 8/2017, cho thấy tiềm năng của đại dương trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tác giả chính Rebecca Gentry, người đã hoàn thành chương trình tiến sỹ tại Trường Khoa học và Quản lý Môi trường Bren của UCSB cho biết, có rất nhiều cơ hội phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi biển, và không gian đại dương không phải là điều hạn chế ngành. Mà sự hạn chế là do việc quản trị và các điều kiện kinh tế.

Theo nghiên cứu này, trong những đánh giá toàn cầu đầu tiên về tiềm năng nuôi biển, các khu vực ở miền trung Indonesia, Fiji và Kenya có nhiều tiềm năng nuôi biển, những khu vực này có đủ không gian để sản xuất 15 tỉ tấn cá hàng năm, gấp 100 lần tiêu thụ thủy sản toàn cầu hiện nay.

Thực tế hơn, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, nếu nuôi trồng thủy sản chỉ được phát triển ở những vùng có năng suất cao nhất, trong khi đó các đại dương trên lý thuyết có thể sản xuất cùng khối lượng thủy hải sản mà hiện ngành đánh bắt tự nhiên trên thế giới đang sản xuất phục vụ toàn cầu, nhưng tỷ lệ nuôi biển chỉ chiếm dưới 1% tổng không gian mặt biển, bằng kích thước của hồ Michigan.

Gentry cho biết, chỉ có một vài quốc gia mà sản lượng chính là từ nguồn nuôi biển. Nuôi trồng thủy sản có thể lan rộng khắp thế giới, và mọi quốc gia ven biển đều có cơ hội phát triển.

Ví dụ, Mỹ có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác và có thể sản xuất đủ khối lượng thủy hải sản nuôi để đáp ứng nhu cầu quốc gia, tuy nhiên quốc gia này chỉ sử dụng 0,01% vùng đặc quyền kinh tế của mình, Gentry cho biết. Với việc NK hơn 90% lượng thủy hải sản của Mỹ, nuôi trồng thủy sản là cơ hội lớn trong việc tăng nguồn cung trong nước và giảm thâm hụt thương mại thủy sản của quốc gia, hiện nay tổng thâm hụt đạt hơn 13 tỷ USD.

Đồng tác giả Ben Halpern, giám đốc điều hành của UCSB trực thuộc Trung tâm Quốc gia về Phân tích và Tổng hợp Sinh thái (NCEAS) cho biết, nuôi biển giúp người dân có công ăn việc làm và góp phần tăng trưởng kinh tế, ngoài việc cung cấp an ninh lương thực. Ngành nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất lương thực trong tương lai, kết quả nghiên cứu này giúp chúng ta định hướng ngành.

Để xác định tiềm năng toàn cầu trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, các nhà nghiên cứu xác định các khu vực có điều kiện đại dương phù hợp trong việc xây dựng các trang trại nuôi. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu tổng hợp về các thông số hải dương học như độ sâu và nhiệt độ đại dương và nhu cầu sinh học của 180 loài cá và nhuyễn thể hai mảnh, như trai và vẹm.

Nhóm nghiên cứu loại trừ những địa điểm xung đột với các mục đích sử dụng khác của con người, chẳng hạn như các khu vực vận chuyển cao và các khu bảo tồn biển, và loại trừ các vùng biển sâu hơn 200 mét, theo thực tiễn của ngành để đánh giá thực tế kinh tế. Phân tích không xem xét đến các khó khăn chính trị xã hội có thể làm hạn chế sản xuất trong ngành.

Đồng tác giả Halley Froehlich nhấn mạnh, nuôi trồng thuỷ sản cũng có thể giúp bù đắp cho những hạn chế trong khai thác tự nhiên. Trong hai thập kỷ qua, ngành công nghiệp khai thác tự nhiên có những hạn chế nhất định trong sản xuất, sản lượng dừng ở mức khoảng 90 triệu tấn, trong khi dấu hiệu phục hồi còn mờ nhạt.

Froehlich, nhà nghiên cứu bậc tiến sĩ tại NCEAS, cho biết, ngành nuôi trồng thuỷ sản dự kiến ​​sẽ tăng 39% trong thập kỷ tới. Không chỉ với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, số lượng các sản phẩm nuôi trồng thủy sản đã vượt qua sản lượng đánh bắt tự nhiên và sản lượng thịt bò.

Froehlich nhấn mạnh rằng khoa học, bảo tồn, chính sách và ngành phải cùng hợp tác để đảm bảo rằng các trang trại nuôi cá không chỉ có vị trí tốt mà còn được quản lý tốt như việc cân bằng dinh dưỡng đầu vào và đầu ra để tránh ô nhiễm và giám sát dịch bệnh chặt chẽ. Nghiên cứu này là một bước đi theo hướng đó.

Giống như bất kỳ ngành lương thực nào, các bước phát triển nuôi trồng thủy sản có thể được thực hiện không đúng cách, và thực tế đã chứng minh, ví dụ sự bùng nổ và phá sản trong ngành nuôi tôm vào những năm 1990, do sự quản lý kém. Đây thực sự là cơ hội để định hình tương lai trong ngành thực phẩm để cải thiện nguồn cung cho con người và bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu này là một phần của Hiệp hội Khoa học Thiên nhiên và Con người, cùng sự cộng tác của NCEAS, Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Bảo tồn Động vật Hoang dã.


Cá tra Việt không thương hiệu: Lơ là truyền thông, cá bị bôi nhọ Cá tra Việt không thương hiệu: Lơ là… Mỹ: Sáng kiến nâng cao giá trị thủy sản Mỹ: Sáng kiến nâng cao giá trị thủy…