Thống kê chăn nuôi Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 4/2018

Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 4/2018

Author CNVN, publish date Thursday. June 14th, 2018

Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 4/2018

I/ TÌNH HÌNH CHUNG

Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 4/2018 tình hình chăn nuôi bò phát triển tốt do giá bán ổn định, thị trường tiêu thụ tốt, các dự án chăn nuôi bò tại các tỉnh đang được triển khai có hiệu quả. Ước tính tổng đàn trâu cả nước giảm 0,4%, đàn bò tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2017. Chăn nuôi gia cầm phát triển khá, giá bán ổn định ở mức có lãi cho người chăn nuôi là những yếu tố khiến đàn gia cầm phát triển. Ước tính đàn gia cầm của cả nước tăng 6,8% so cùng thời điểm năm 2017.

Chăn nuôi trâu, bò: Đàn bò phát triển tốt do giá bán ổn định, thị trường tiêu thụ tốt, các dự án chăn nuôi bò tại các tỉnh đang được triển khai có hiệu quả. Ước tính tổng đàn trâu cả nước giảm 0,4%, đàn bò tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2017.

Chăn nuôi lợn: Giá lợn hơi gần đây chững lại do một số thị trường nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam đang có dấu hiệu cung vượt cầu (Trung Quốc, Campuchia…). Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, số lượng lợn hiện tại của cả nước giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, giá bán ổn định ở mức có lãi cho người chăn nuôi là những yếu tố khiến đàn gia cầm phát triển. Ước tính đàn gia cầm của cả nước tăng 6,8% so cùng thời điểm năm 2017.

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y – Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm 26/04/2018, tình hình dịch bệnh trong cả nước như sau:

 Dịch Cúm gia cầm (CGC)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm Gia cầm.

Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch  LMLM.

Dịch Tai xanh trên lợn

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.

Nhận định tình hình dịch

Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Lở mồm long móng: Nguy cơ phát sinh các ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin LMLM hoặc đàn gia súc khỏe mạnh được vận chuyển đến vùng có ổ dịch cũ là rất cao. Do đó, các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (văn bản số 2904/TY-DT ngày 28/12/2017) và thông báo lưu hành vi rút LMLM và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2017 (công văn số 2168 /TY-DT ngày 05/10/2017) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

II/ THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI TRONG NƯỚC

Sau khi bật tăng mạnh và duy trì xu hướng tích cực trong gần 2 tuần liên tiếp, giá lợn hơi tại nhiều địa phương đã giảm trở lại vào cuối tháng. Tại miền Bắc, giá lợn hơi tại miền Bắc dao động 36.000 – 40.000 đ/kg. Cụ thể, tại các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, giá lợn hơi hiện đang dao động từ 39.000 – 40.000 đ/kg, tăng 6.000 – 7.000 đ/kg so với tháng trước.

Các địa phương như Lào Cai, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thạch Thất (Hà Nội)… giá dao động từ 37.000 – 38.000 đ/kg, tăng 5.000 đ/kg so với tháng trước. Tại Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Ninh Thuận, giá lợn hơi đạt 40.000 đ/kg, tăng 6.000 đ/kg so với tháng trước.

Tại khu vực miền Đông Nam Bộ như tỉnh Đồng Nai, huyện Củ Chi (TP.Hồ Chí Minh), giá lợn hơi đã chạm mốc 40.000 đ/kg, tăng 8.000 đ/kg so với tháng 3/2018. Giá lợn hơi tăng trong tháng qua chủ yếu là do nguồn cung giảm rất mạnh do trước đó người chăn nuôi giảm đàn hoặc ngừng chăn nuôi.

Biểu đồ. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam

III/ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 4/2018 là Achentina, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan,… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 161 triệu USD, tăng 58,82% so với tháng trước đó và tăng 35,06% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ nước này trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 484 triệu USD, chiếm 38,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN &NL cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt hơn 51 triệu USD, giảm 36,4% so với tháng 3/2018 nhưng tăng 89,22% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN &NL từ thị trường này đạt hơn 198 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 4/2018 là Brazil, với trị giá hơn 29 triệu USD, giảm 5,33% so với tháng trước đó nhưng tăng mạnh 931,1% so với cùng tháng năm trước đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 109 triệu USD, tăng mạnh 796,83% so với cùng kỳ năm trước đó.

Ngoài ba thị trường trên còn kể đến thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và UAE với kim ngạch đạt 76 triệu USD, 72 triệu USD, 37 triệu USD, 35 triệu USD, và 27 triệu USD theo thứ tự lần lượt.

Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi gần 1,3 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 7,19% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu TĂCN & NL của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Brazil với 109 triệu USD, tăng 796,83% so với cùng kỳ, đứng thứ hai là Bỉ với 12 triệu USD, tăng 169,88% so với cùng kỳ, Mexico với hơn 1,8 triệu USD, tăng 82,6% so với cùng kỳ, sau cùng là Hàn Quốc với hơn 14 triệu USD, tăng 46,92% so với cùng kỳ.

Kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ Achentina trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt mức cao nhất, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN &NL tiềm năng của Việt Nam.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN & NL 4 tháng đầu năm 2018

ĐVT: nghìn USD

Thị trường 4T/2017 T4/2018 +/- So với T3/2018 (%) 4T/2018 +/- So với 4T/2017 (%)
Tổng KN 1.185.675 350.450 2,2 1.270.957 7,2
Achentina 529.822 161.801 58.8 484.252 -8.6
Ấn Độ 59.710 8.635 -42 76.738 28.5
Anh 826 200 25.2 545 -34
Áo 35.063 369 -44.6 2.166 -93.8
Bỉ 4.704 2.712 -24.2 12.697 169.9
Brazil 12.176 29.175 -5.3 109.206 796.8
UAE 31.227 5.102 -46 27.432 -12.2
Canada 9.511 949 -67.4 7.671 -19.4
Chilê 2.824 1.509 496.5 2.397 -15.1
Đài Loan 18.225 6.994 -17.2 24.218 32.9
Đức 2.390 625 -23.2 3.422 43.2
Hà Lan 8.965 744 -53.3 5.309 -40.8
Hàn Quốc 9.752 4.036 -13.5 14.328 46.9
Mỹ 154.053 51.592 -36.4 198.110 28.6
Indonesia 39.348 6.776 -10.8 35.073 -10.9
Italia 32.261 4.339 17.7 15.896 -50.7
Malaysia 10.262 2.335 -13.8 10.420 1.5
Mexico 1.021 492 37.5 1.864 82.6
Nhật Bản 2.047 363 23.7 878 -57.1
Australia 6.517 1.110 55.3 4.117 -36.8
Pháp 9.260 2.060 -34.8 9.869 6.6
Philippin 7.411 1.191 -44 6.115 -17.5
Singapore 5.381 1.115 -36.7 5.393 0.2
Tây Ban Nha 4.893 936 118 2.329 -52.4
Thái Lan 26.126 10.810 -22.0 37.217 42.5
Trung Quốc 50.235 18.979 14.1 72.401 44.1

(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)

Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.

Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 4 tháng đầu năm 2018

Mặt hàng 4T/2017 4T/2018 So với cùng kỳ
Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (1000 tấn) Trị giá (nghìn USD) Lượng (%) Trị giá (%)
Lúa mì 1.749 355.693 1.726 404.975 -1,3 13.9
Ngô 2.272 463.437 3.049 596.968 34,2 28,8
Đậu tương 609 270.055 562 242.341 -7,8 -10,3
Dầu mỡ động thực vật 233.152 232.967 -0,1

(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)

Lúa mì:

Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 4/2018 đạt 533 nghìn tấn với kim ngạch đạt 119 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 1,7 triệu tấn, với trị giá 404 triệu USD, giảm 1,28% về khối lượng nhưng tăng 13,86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 4 tháng đầu năm 2018 là Nga, chiếm 43%; tiếp đến là Australia chiếm 31%, thị trường Canada chiếm 9%, thị trường Mỹ chiếm 6% và thị trường Brazil chiếm 4% trong tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Chỉ một số thị trường nhập khẩu lúa mì tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với năm 2017 là Mỹ và Nga. Trong 4 tháng đầu năm 2018, thị trường Nga và Mỹ tăng mạnh về lượng tương ứng là hơn 13 lần và 26 lần, về trị giá tăng hơn 14 lần, gần 25 lần theo thứ tự lần lượt. Thị trường có lượng và trị giá nhập khẩu giảm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Canada.

Đậu tương:

Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt 171 nghìn tấn với giá trị hơn 75 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 562 nghìn tấn và 242 triệu USD, giảm 7,79% về khối lượng và giảm 10,26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Ngô:

Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt 1,1 triệu tấn với trị giá đạt 225 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2018 đạt 3 triệu tấn và 596 triệu USD, tăng 34,21% về khối lượng và tăng 28,81% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 4 tháng đầu năm 2018, chiếm lần lượt là 69,2% và 15,8% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Sữa và SP từ sữa NK:

Sau khi tăng mạnh trong tháng 3, thì sang tháng 4 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm đã giảm trở lại 18% xuống còn 84,2 triệu USD, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2018 kim ngạch đạt 315,4 triệu USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Như vậy, kể từ 1/1/2018 hàng ngàn dòng thuế từ Liên minh Kinh tế Á-Âu, ASEAN được điều chỉnh về 0% tính đến nay kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm phần lớn đều trong xu hướng giảm.

Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ đầu năm đến nay

Kim ngạch So sánh với tháng trước
Tháng 1 77.075.016 -1.7
Tháng 2 50.648.322 -34.3
Tháng 3 102.719.688 102.8
Tháng 4 84.254.853 -18.0

(Nguồn: Số liệu từ TCHQ)

Tháng 4/2018, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường phần lớn đều sụt giảm so với tháng 3, số này chiếm 52,9%, trong đó giảm mạnh nhất thị trường Đan Mạch 63,62% với 73,3 nghìn USD, đứng thứ hai là Mỹ giảm 53,53% kim ngạch 6,3 triệu USD và Austrlaia giảm 35,06% tương ứng 2,5 triệu USD. Ngược lại thị trường với kim ngạch tăng chỉ chiếm 47% và nhập từ Bỉ tăng đột biến gấp hơn 3 lần tuy kim ngạch chỉ đạt 316,2 nghìn USD, kế đến là BaLan và Ireland tăng lần lượt 186,33% và 136,94% đạt tương ứng 1,2 triệu USD và 1,3 triệu USD. Ngoài ra, nhập từ các nước Đông Nam Á chiếm 23,9% và các nước EU chiếm 18,1%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, New Zealand vẫn là thị tường chủ lực nhập khẩu sữa và sản phẩm của Việt Nam, chiếm 34,6% tổng kim ngạch, đạt 109,2 triệu USD, tăng 56,97% so với cùng kỳ. Thị trường nhập khẩu lớn đứng thứ hai Singapore, tuy nhiên tốc độ nhập từ thị trường này giảm nhẹ 8,09%, tương ứng với 42,2 triệu USD. Kế đến là thị trường Mỹ, Đức, Thái Lan , Hà Lan….

Đặc biệt, 4 tháng đầu năm nay Việt Nam tăng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ thị trường Nhật Bản tăng 63,17% tuy kim ngạch chỉ đạt 7,8 triệu USD, ngược lại nhập từ Ba Lan giảm mạnh 67,96% tương ứng với 2,5 triệu USD. Ngoài ra nhập từ Đan Mạch, Australia cũng có mức độ giảm khá mạnh, giảm lần lượt 52,73% và 45,62%.

Top 10 thị trường chủ lực nhập khẩu sữa và sản phẩm 4 tháng năm 2018

Thị trường Tháng 4/2018 (USD) +/- so với tháng 3/2018 (%) 4 tháng năm 2018 (USD) +/- so với cùng kỳ 2017 (%)
New Zealand 32.479.919 -8.23 109.262.483 56.97
Singapore 10.813.408 -35.94 42.284.910 -8.09
Hoa Kỳ 6.361.566 -53.53 37.585.061 43.7
Đức 7.782.609 31.58 21.164.396 38.13
Thái Lan 3.485.358 -23.36 20.451.968 3.79
Hà Lan 3.856.263 10.57 12.013.614 -16.9
Malaysia 3.325.502 11.65 11.472.658 -2.96
Pháp 2.117.580 -33.23 10.753.530 4.42
Australia 2.507.402 -35.06 8.682.496 -45.62
Nhật Bản 2.189.397 -35.2 7.886.091 63.17

(Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Sắn và các sản phẩm từ sắn XK:

Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 4 năm 2018 ước đạt 193 nghìn tấn với giá trị đạt 81 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,1 triệu tấn và 376 triệu USD, giảm 24,7% về khối lượng nhưng tăng 3,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Trong 3 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 88,2% thị phần, giảm 25,7% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.


Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2018 Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2018 Thị trường nguyên liệu - thức ăn chăn nuôi thế giới ngày 13/06: Giá lúa mì đạt mức cao nhất Thị trường nguyên liệu - thức ăn chăn…