Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP bằng tiếng Việt Phần 02
16. Chính sách cạnh tranh:
Các nước TPP có một mối quan tâm chung trong việc đảm bảo một khuôn khổ cạnh tranh công bằng trong khu vực thông qua các qui định đòi hỏi các nước TPP phải duy trì các chế độ pháp lý ngăn cấm hành vi kinh doanh phi cạnh tranh cũng như các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo làm tổn hại đến người tiêu dùng.
Các nước TPP đồng ý áp dụng hoặc duy trì luật cạnh tranh nhằm ngăn cấm hành vi kinh doanh phi cạnh tranh và áp dụng luật này vào tất cả các hoạt động thương mại trong lãnh thổ của mình.
Để đảm bảo các luật này được thực thi một cách hiệu quả, các nước TPP đồng ý thiết lập hoặc duy trì các cơ quan chịu trách nhiệm thi hành luật cạnh tranh quốc gia, áp dụng hoặc duy trì pháp luật hoặc qui định chống lại các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo làm tổn hại đến khách hàng.
Các nước TPP cũng đồng ý hợp tác về những vấn đề vì lợi ích đôi bên liên quan đến các hoạt động cạnh tranh nếu phù hợp.
Ngoài ra, các nước TPP đồng ý hợp tác trong chính sách cạnh tranh và thi hành luật cạnh tranh thông qua việc thông báo, tư vấn và trao đổi thông tin.
Chương này không thuộc các điều khoản giải quyết tranh chấp của TPP nhưng các nước TPP có thể tham khảo những vấn đề mình quan tâm liên quan đến chương này.
17. Các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền
Tất cả các nước TPP đều có doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác nhưng các nước cũng nhận ra lợi ích của việc thống nhất một khung pháp lý về các doanh nghiệp nhà nước.
Chương này điều chỉnh những doanh nghiệp nhà nước lớn tham gia vào các hoạt động thương mại.
Các bên cùng đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình sẽ thực hiện việc mua bán trên cơ sở các xem xét thương mại trừ khi việc làm đó không nhất quán với bất kỳ một nhiệm vụ nào mà một doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo đó.
Các nước TPP còn thỏa thuận sẽ đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước hoặc những đơn vị độc quyền của mình không phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa và dịch vụ của các nước còn lại.
Các nước TPP đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các DNNN nước ngoài trên lãnh thổ của mình, và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý của các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng.
Các Nước TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các nước TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN, hay làm tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước của thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại cho DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ nước đó.
Nước TPP đồng ý chia sẻ danh sách các DNNN của mình với các nước TPP khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp cho các DNNN.
Chương này cũng quy định về các trường hợp ngoại lệ , ví dụ trong trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc toàn cầu, cũng như những ngoại lệ cụ thể của từng nước được nêu cụ theể trong các phụ lục kèm theo.
18. Sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ trong TPP bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền, thiết kế công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bí mật thương mại, các hình thức sở hữu trí tuệ khác, và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như các lĩnh vực mà các nước TPP đồng ý hợp tác.
Chương này sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong những thị trường mới vốn đặc biệt quan trọng cho các doanh nghiệp nhỏ.
Chương này cũng thiết lập những chuẩn mực cho các bằng sáng chế dựa trên Hiệp định WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của (TRIPS Agreement) và những thông lệ quốc tế tốt nhất.
Về thương hiệu, nó giúp bảo vệ các nhãn hiệu và những biểu tượng đặc thù khác mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng cho hàng hóa của mình trên thị trường.
Chương này đòi hỏi sự minh bạch nhất định và các quy trình bảo vệ phù hợp liên quan đến việc bảo vệ những chỉ dẫn địa lý mới kể cả những chỉ dẫn địa lý được công nhận hoặc được bảo vệ thông qua các điều ước quốc tế.
Việc bảo vệ này bao gồm cả việc phân định rõ mối quan hệ giữa thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, cũng như việc bảo vệ việc sử dụng những thuật ngữ thường dùng.
Ngoài ra, chương này còn có những điều khoản liên quan đến dược phẩm thúc đẩy sự phát triển các loại thuốc cứu sinh mới cũng như việc phổ biến các thuốc gốc (generic medicines), có tính đến thời gian từng thành viên cần để đáp ứng được các tiêu chuẩn này.
Chương này có cả những cam kết liên quan đến việc bảo vệ kết quả thử nghiệm và những dữ liệu khác đã được đệ trình để xin cấp phép lưu hành một sản phẩm dược hoặc hóa chất nông nghiệp mới .
Chương này còn tái khẳng định cam kết của các bên về Tuyên bố của WTO năm 2001 về Hiệp Ước TRIPS và Sức Khỏe cộng đồng, và xác nhận một cách cụ thể rằng các bên không bị ngăn cản sử dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bao gồm cả trong trường hợp có những đại dịch như HIV/AIDS.
Về bản quyền, chương sở hữu trí tuệ xây dựng những cam kết liên quan đến việc bảo hộ đối với các tác phẩm và công trình như bài hát, phim, sách, và phần mềm, và bao gồm những điều khoản cân đối và hiệu quả về các biện pháp bảo vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền.
Chương này còn bao gồm một nghĩa vụ cho tất cả các nước TPP tiếp tục cố gắng đạt được sự cân bằng trong hệ thống bản quyền thông qua những ngoại lệ và hạn chế, bao gồm cả những nội dung trong môi trường số, và các biện pháp khác. Chương này yêu cầu các thành viên phải thông qua hoặc duy trì một khuôn khổ về vùng an toàn cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Các nghĩa vụ này không cho phép các nước TPP tạo ra các vùng an toàn ngẫu nhiên để giám sát hệ thống của các IPS tìm kiếm nội dung vi phạm.
Cuối cùng, các nước TPP đồng ý cung cấp các hệ thống chế tài mạnh, bao gồm cả những quy trình thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, các biện phảp quản lý biên giới, các thủ tục và chế tài hình sự đối với tội giả mạo thương hiệu mang tính thương mại và vi phạm bản quyền hoặc các quyền liên quan.
Chương này yêu cầu các nước TPP cung cấp các công cụ hợp pháp để ngăn ngừa việc lạm dụng các bí mật thương mại, xây dựng các thủ tục và xử phạt hình sự đối với tội phạm trộm cắp bí mật thương mại, bao gồm cả trộm cắp qua mạng hoặc quay phim.
19. Lao động
Tất cả các nước TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền lao động được quốc tế công nhận.
Trong TPP, các thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và thông lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận trong Tuyên bố 1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Các thành viên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất.
Mười hai nước TPP đồng ý không miễn trừ hoặc giảm hiệu lực của pháp luật quy định việc thực thi các quyền cơ bản của người lao động để thu hút thương mại hoặc đầu tư, và thực thi một cách hiệu quả pháp luật liên quan đến lao động một cách bền vững hoặc đều đặn có thể có ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư giữa các nước TPP.
Bên cạnh các cam kết của các nước TPP nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức trong nước mình, chương Lao động còn bao gồm những cam kết không khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em, hoặc sử dụng nguyên liệu đầu vào được sản xuất ra bằng lao động cưỡng bức, bất kể nước xuất xứ có phải là nước TPP hay không.
Mỗi nước TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động của mình.
Các thành viên cũng đồng ý cho phép sự tham gia của công chúng vào việc thực thi chương Lao động, bao gồm cả việc xây dựng cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp của công chúng.
Các cam kết tại chương này phải tuân thủ các thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định tại chương Giải quyết tranh chấp.
Để thúc đẩy việc giải quyết nhanh các vấn đề về lao động giữa các nước TPP, chương Lao động còn xây dựng cơ chế đối thoại mà các thành viên có thể lựa chọn áp dụng để giải quyết mọi vấn đề về lao động giữa các thành viên.
Cơ chế đối thoại này cho phép xem xét nhanh các vấn đề và cho phép các thành viên cùng nhất trí với chương trình hành động để xử lý vấn đề.
Chương Lao động tạo ra một cơ chế hợp tác về các vấn đề về lao động, bao gồm cả các cơ hội để các nhà đầu tư xác định phạm vi hợp tác và tham gia vào các hoạt động hợp tác nều thấy phù hợp và cùng thống nhất.
20. Môi trường
Với tư cách là các quốc gia chiếm một phần đáng kể về dân số, động vật hoang dã, thực vật và sinh vật biển trên thế giới, các nước TPP cùng ký một bản cam kết bền vững về việc bảo vệ và bảo tồn môi trường, bao gồm hợp tác trong việc giải quyết các thách thức về môi trường như ô nhiễm môi trường, buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp và trong việc bảo vệ môi trường biển.
12 nước nhất trí thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường của nước mình và không đi ngược lại với hệ thống pháp luật về môi trường để khuyến khích thương mại và đầu tư.
Các nước cũng đồng ý thực hiện nghĩa vụ của mình theo Công ước về Buôn bán quốc tế các loài hoang dã động thực vật (CITES), có biện pháp đối phó và hợp tác ngăn chặn buôn bán động trái phép vật hoang dã.
Ngoài ra, các nước thống nhất đẩy mạnh quản lý rừng bền vững và để bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang dã và thực vật mà các quốc gia đã xác định là đang gặp nguy hiểm trong lãnh thổ của mình, kể cả các biện pháp để bảo tồn tính toàn vẹn sinh thái của khu vực tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, chẳng hạn như vùng đầm lầy.
Với nỗ lực để bảo vệ đại dương chung của mình, các nước TPP thống nhất về quản lý bền vững nghề cá, thúc đẩy bảo tồn các loài sinh vật biển quan trọng, bao gồm loài cá mập, để chống lại việc đánh bắt cá trái phép và để ngăn chặn một số trợ cấp nghề cá có tác động nguy hại nhất, tiếp tay cho các hoạt động đánh bắt cá trái phép, không được báo cáo và không được quy định, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến nguồn cá bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt.
Các nước cũng đồng ý nâng cao tính minh bạch liên quan đến các chương trình trợ cấp nêu trên và nỗ lực hết mình để không đưa ra các khoản trợ cấp mới cho việc khai thác quá mức hoặc quá tải nguồn cá.
Các nước TPP cũng thỏa thuận bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm tàu thủy và bảo vệ tầng ô zôn khỏi các chất phá hủy ozone.
Các nước xác nhận lại cam kết của mình trong việc thực hiện các Hiệp định đa phương về môi trường (MEAs) mà mình gia nhập.
Các nước cam kết minh bạch trong việc đưa ra quyết định, thực hiện và thi hành các quyết định về môi trường.
Bên cạnh đó, các nước thỏa thuận tạo cơ hội cho cộng đồng đóng góp vào việc thực hiện chương về Môi trường, kể cả thông qua việc đệ trình và các buổi họp công khai của Ủy ban Môi trường để giám sát việc thực hiện của nội dung chương này.
Chương này cũng phải tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp trong chương Giải quyết tranh chấp.
Các nước cũng nhất trí khuyến khích các sáng kiến môi trường tự nguyện, chẳng hạn như các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Cuối cùng, các nước cam kết hợp tác giải quyết các vấn đề quan tâm chung , kể cả trong các lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải và chóng phục hồi.
21. Nâng cao năng lực và hợp tác
Các nền kinh tế của 12 nước tham gia TPP rất đa dạng. T
ất cả các nước công nhận rằng các nước TPP kém phát triển hơn có thể phải đối mặt với thách thức trong việc thực hiện Hiệp định và trong việc tận dụng các cơ hội mà Hiệp định tạo ra.
Đề giải quyết các thách thức trên, chương về Nâng cao năng lực và hợp tác thiết lập một Ủy ban Nâng cao năng lực và hợp tác nhằm xác định và xem xét các khu vực có tiềm năng cho những nỗ lực hợp tác và nâng cao năng lực.
Hoạt động của các nước là trên cơ sở đồng thuận và tùy thuộc vào nguồn tài nguyên sẵn có.
Ủy ban này sẽ tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin để hỗ trợ theo yêu cầu liên quan tới nâng cao năng lực và hợp tác.
22. Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh
Tạo thuận lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh nhằm giúp cho TPP đạt được tiền năng của mình để cải thiện khả năng cạnh tranh của các nước tham gia và toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương
. Chương này tạo ra cơ chế chính thức để xem xét tác động của TPP lên khả năng cạnh tranh của các nước thông qua các cuộc đối thoại giựa chính phủ các nước và giữa chính phủ, doanh nghiệp, và xã hội dân sự, đặc biệt tập trung đào sâu chuỗi cung ứng khu vực, đánh giá tiến độ, tận dụng cơ hội mới và giải quyết tất cả thách thức có thể nảy sinh một khi TPP có hiệu lực.
Cơ chế này bao gồm cả Ủy ban Tạo thuận lợi kinh doanh và năng lực cạnh tranh có nhiệm vụ gặp gỡ thường xuyên để xem xét tác động của TPP lên khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc gia và hội nhập kinh tế khu vực.
Ủy ban sẽ xem xét lời khuyên và khuyến nghị từ các nhà đầu tư của các nước về cách thức TPP có thể tiếp tục tăng cường khả năng cạnh tranh, bao gồm tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi cung ứng khu vực. Chương này cũng thiết lập một khuôn khổ cơ bản cho Ủy ban để đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng theo Hiệp định này, bao gồm cách để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp các nước và chuyên gia .
23. Phát triển
Các nước TPP tìm cách đảm bảo rằng TPP sẽ là một mô hình cao cấp cho thương mại và hội nhập kinh tế, và đặc biệt để đảm bảo rằng tất cả các nước TPP có thể có được những lợi ích đầy đủ của TPP hoàn toàn có thể thực hiện các cam kết của mình và trở nên phồn thịnh hơn với thị trường mạnh mẽ.
Chương Phát triển bao gồm ba lĩnh vực cụ thể được xem xét cho công việc hợp tác một khi TPP có hiệu lực đối với mỗi nước:
(1) tăng trưởng kinh tế trên diện rộng, bao gồm phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo và sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ;
(2) phụ nữ và việc tăng trưởng kinh tế , bao gồm cả việc giúp phụ nữ nâng cao năng lực và kỹ năng, tăng cường tiếp cận của phụ nữ với các thị trường, đạt được công nghệ và tài chính, thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ, và xác định các thông lệ tốt nhất trong sự linh hoạt tại nơi làm việc; và (3) giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và đổi mới.
Chương này thiết lập một Ủy ban Phát triển TPPcó nhiệm vụ họp thường xuyên nhằm thúc đẩy việc hợp tác tự nguyện trong các lĩnh vực này và các cơ hội mới.
24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các nước TPP có mối quan tâm chung tới việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ những lợi ích của TPP.
Cùng với các cam kết trong các chương khác của TPP về tiếp cận thị trường, giảm công việc giấy tờ, truy cập Internet, thuận lợi thương mại, chuyển phát nhanh, v.v,…,
Nội dung chương về các Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các cam kết của mỗi nước TPP để tạo ra một trang web thân thiện với người dùng, nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp thông tin TPP có thể dễ dàng truy cập và cách mà các công ty nhỏ có thể tận dụng nó, bao gồm mô tả các quy định của TPP có liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa; các quy định và thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quy định đầu tư nước ngoài;
Thủ tục đăng ký kinh doanh; quy định việc làm; và thông tin thuế.
Ngoài ra, chương này sẽ thiết lập một Ủy ban Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức này sẽ gặp gỡ thường xuyên để xem xét khả năng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa của TPP, xem xét cách để nâng cao hơn nữa lợi ích của nó, và giám sát việc hoạt động nâng cao năng lực và hợp tác để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ, và các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chia sẻ thông tin; tài trợ thương mại và các hoạt động khác.
25. Sự đồng nhất về quy định
Chương sự đồng nhất về quy định sẽ giúp đảm bảo một môi trường pháp lý mở, công bằng, và có thể dự đoán cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường TPP bằng cách khuyến khích sự minh bạch, công bằng, và phối hợp giữa các chính phủ để đạt được một cách tiếp cận quản lý chặt chẽ.
Chương này nhằm mục đích tạo điều kiện cho sự chặt chẽ của các quy định ở mỗi nước TPP bằng cách thúc đẩy cơ chế tham vấn liên ngành có hiệu quả và sự phối hợp của các cơ quan
. Nó khuyến khích các thông lệ quản lý tốt được chấp nhận rộng rãi, chẳng hạn như đánh giá tác động của các biện pháp quản lý đề xuất, truyền thông trong những căn cứ để lựa chọn các giải pháp thay thế quy định lựa chọn và bản chất của các quy định đang được ban hành.
Chương này cũng bao gồm các điều khoản để đảm bảo các quy định được viết rõ ràng và chính xác, công chúng có thể tiếp cận thông tin về các biện pháp quản lý mới ( trực tuyến nếu có thể), và các biện pháp quản lý hiện tại theo định kỳ được xem xét để xác định xem liệu các biện pháp này vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu mong muốn hay không.
Ngoài ra, chương này khuyến khích các nước TPP cung cấp một thông báo công khai hàng năm về tất cả các biện pháp quản lý dự kiến sẽ áp dụng.
Hướng tới những mục tiêu này, chương này thiết lập một Ủy ban có nhiệm vụ cung cấp cho các nước TPP, doanh nghiệp và xã hội dân sự cơ hội liên tục để báo cáo về việc thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm về các thông lệ tốt nhất, và xem xét các khu vực tiềm năng hợp tác.
Chương này, dưới bất kì hình thức nào, không ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước TPP trong việc đưa ra quy định về sức khỏe cộng đồng, an toàn, an ninh, lợi ích công cộng và các lý do khác.
26. Sự minh bạch và công tác chống tham nhũng
Chương về Sự minh bạch và công tác chống tham nhũng trong TPP nhằm mục đích thúc đẩy mục tiêu chung của tất cả các nước TPP trong việc tăng cường quản trị tốt và giải quyết những tác động tiêu cực của việc hối lộ và tham nhũng có thể gây nên cho nền kinh tế của các nước.
Theo chương này, các nước TPP cần phải đảm bảo rằng các luật, quy định và các quyết định hành chính áp dụng chung đối với bất kỳ vấn đề nào quy định trong TPP được công bố công khai và, ở mức độ có thể, các quy định có khả năng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các nước có thể được nhận thấy và nhận xét.
Các nước TPP thỏa thuận đảm bảo các quyền lợi theo đúng thủ tục cho các nhà đầu tư của các nước TPP với các tranh chấp hành chính, bao gồm việc xem xét nhanh chóng thông qua tòa án hoặc thủ tục công bằng về tư pháp hoặc hành chính.
Các nước cũng đồng ý thông qua hoặc duy trì pháp luật về hình sự hóa các đề nghị, hoặc yêu cầu, các lợi ích không chính đáng của công chức, cũng như các hành vi tham nhũng ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư quốc tế. Các nước cũng cam kết thực thi hiệu quả các luật và các quy định của các nước về chống tham nhũng.
Ngoài ra, các nước đồng ý nỗ lực áp dụng hoặc duy trì các quy tắc hoặc các tiêu chuẩn về ứng xử của công chức nước mình, cũng như các biện pháp để xác định và quản lý xung đột lợi ích nhằm tăng cường đào tạo công chức, thực hiện các bước để ngăn chặn việc tặng quà, khuyến khích việc báo cáo các hành vi tham nhũng và quy định các biện pháp kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với công chức tham gia vào các hành vi tham nhũng.
Trong một phụ lục của chương này, các nước TPP cũng đồng ý với các điều khoản thúc đẩy tính minh bạch và công bằng về thủ tục liên quan đến việc niêm yết và bồi hoàn cho các sản phẩm dược phẩm hoặc các thiết bị y tế.
Các cam kết trong phụ lục này không phải tuân thủ quy trình giải quyết tranh chấp.
27. Các điều khoản về hành chính và thể chế
Chương về Các điều khoản hành chính và thể chế xây dựng một khuôn khổ thể chế theo đó các nước TPP sẽ đánh giá và hướng dẫn việc thi hành hoặc hoạt động của TPP, cụ thể là thông qua việc thành lập Ủy ban Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương, bao gồm các Bộ trưởng hoặc các quan chức cấp cao, để giám sát việc thực hiện hoặc hoạt động của Hiệp định và định hướng sự phát triển tương lai của nó.
Định kỳ, Ủy ban này sẽ xem xét các mối quan hệ kinh tế và quan hệ đối tác giữa các nước TPP để đảm bảo nội dung Hiệp định luôn giữ mối liên kết với những thách thức thương mại và đầu tư mà các nước TPP phải đối mặt.
Mỗi Bên phải chỉ định một cơ quan đầu mối duy trì thông tin liên lạc giữa các nước TPP, và tạo ra một cơ chế để những Bên có thời hạn chuyển tiếp cụ thể đối với một nghĩa vụ nào đó có thể báo cáo về kế hoạch và lộ trình thực hiện nghĩa vụ.
Điều này đảm bảo các nước TPP thực hiện nghĩa vụ một cách minh bạch hơn.
28. Giải quyết tranh chấp
Chương về Giải quyết tranh chấp nhằm cho giúp đỡ các nước TPP nhanh chóng giải quyết các tranh chấp giữa họ trong quá trình thực hiện Hiệp định TPP.
Các nước TPP sẽthực hiện mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác, tham vấn và những cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế phù hợp khác. Khi những nỗ lực trên thất bại, tranh chấp được giải quyết thông qua các Ban hội thẩm công bằng.
Cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong Chương này áp dụng cho toàn bộ Hiệp định, ngoại trừ một số trường hợp cụ thể.
Công chúng của mỗi nước TPP có thể theo dõi tiến trình tố tụng vì tất cả các đệ trình, các phiên điều trần (trừ khi các nước TPP có thỏa thuận khác) đến báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm đều được công khai với công chúng.
Các Ban hội thẩm sẽ xem xét các yêu cầu cung cấp quan điểm liên quan đến vụ tranh chấp từ các tổ chức phi chính phủ nằm trong lãnh thổ của nước có tranh chấp.
Nếu quá trình tham vấn thất bại, các nước TPP có quyền yêu cầu thành lập một ban hội thẩm trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn hoặc trong vòng 30 ngày nếu tranh chấp có liên quan đến hàng hóa dễ hỏng.
Ban hội thẩm gồm 3 chuyên gia về thương mại quốc tế và lĩnh vực liên quan đến vụ tranh chấp, độc lập với các nước TPP tranh chấp, cùng với quy chế thành lập ban hội thẩm kể cả trường hợp một nước thành viên không bổ nhiệm hội thẩm viên trong một thời hạn nhất định.
Các hội thẩm viên phải tuân thủ một bộ quy tắc ứng xử để đảm bảo tính thống nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp. Ban hội thẩm sẽ gửi báo cáo đầu tiên cho các nước TPP tranh chấp trong vòng 150 ngày kể từ ngày bổ nhiệm hội thẩm viên cuối cùng hoặc 120 ngày trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như các trường hợp liên quan đến hàng hóa dễ hỏng.
Báo cáo đầu tiên sẽ được giữ bí mật để nước TPP tham gia đóng góp ý kiến. Báo cáo cuối cùng phải được gửi không quá 30 ngày sau báo cáo thứ nhất và phải được công khai trong thời hạn 15 ngày, tùy thuộc vào độ bảo mật của báo cáo.
Để tối đa hóa sự tuân thủ Hiệp định, chương này cho phép áp dụng trả đũa thương mại (ví dụ, tạm dừng cung cấp các lợi ích) nếu một bên không tuân thủ các nghĩa vụ mình và cũng không có biện pháp khắc phục. Trước khi biện pháp trả đũa thương mại được áp dụng, bên vi phạm có thể thương lượng hoặc yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để khắc phục vi phạm.
29. Trường hợp ngoại lệ
Chương về Trường hợp ngoại lệ đảm bảo các nước TPP có quyền linh hoạt áp dụng TPP miễn là các nước TPP đảm bảo đầy đủ các lợi ích công cộng, kể cả lợi ích an ninh thiết yếu và lý do phúc lợi công cộng khác.
Chương này kết hợp các trường hợp ngoại lệ chung được quy định tại Điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 quy định về thương mại hàng hóa.
Theo đó Hiệp định này không ngăn cản các nước TPP áp dụng hoặc thi hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật, bảo vệ tài sản trí tuệ, thực thi các biện pháp liên quan đến các sản phẩm do tù nhân tạo ra, và các biện pháp liên quan đến bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt.
Chương này cũng bao gồm các trường hợp ngoại lệ chung tương tự quy định tại Điều XIV của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ liên quan đến các quy định thương mại dịch vụ.
Chương này quy định một ngoại lệ tự đánh giá áp dụng cho toàn bộ Hiệp định TPP. Theo đó, một Bên có quyền dùng bất cứ biện pháp cần thiết nào để bảo vệ lợi ích an ninh cơ bản của mình.
Chương này cũng xác định hoàn cảnh và điều kiện mà một Bên có thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời (chẳng hạn như kiểm soát vốn) để hạn chế giao dịch – như góp vốn, chuyển lợi nhuận và cổ tức, thanh toán lãi hoặc tiền bản quyền, và các khoản thanh toán theo hợp đồng – liên quan để đầu tư theo Hiệp định để đảm bảo các chính phủ linh hoạt quản lý các dòng vốn biến động, tùy thuộc vào tình hình cán cân thanh toán hoặc các cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc mối đe dọa từ khủng hoảng.
Ngoài ra, các nước TPP không có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo TPP nếu nó trái với pháp luật của mình hoặc lợi ích công cộng, hoặc làm phương hại đến lợi ích thương mại hợp pháp của các doanh nghiệp cụ thể.
Một nước TPP được quyền phủ quyết lợi ích của việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước đối với một vụ việc liên quan đến một biện pháp kiểm soát thuốc lá của nước thành viên đó.
30. Điều khoản thi hành
Chương này quy định hiệu lực thi hành của TPP, cách thức sửa đổi, các quy tắc thiết lập quy trình để các quốc gia hay vùng lãnh thổ khác tham gia TPP trong tương lai, hình thức rút khỏi Hiệp định TPP, và ngôn ngữ chính thức của TPP. Hiệp định cũng thành lập một cơ quan lưu chiểu có trách nhiệm tiếp nhận và phổ biến các tài liệu.
Chương này đảm bảo rằng TPP có thể được sửa đổi với điều kiện tất cả các nước TPP đồng ý và sau khi mỗi nước TPP đã hoàn thành thủ tục pháp lý của mình và thông báo cho Cơ quan lưu chiểu bằng văn bản.
Hiệp định TPP cho phép các thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các nước khác hoặc vùng lãnh thổ khác gia nhập nếu được các nước TPP đồng thuận, sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý được áp dụng tại mỗi nước TPP. Chương này cũng quy định các thủ tục cần thực hiện khi một Bên muốn rút khỏi Hiệp định TPP.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao