Tôm Bạc Liêu khẳng định tiềm năng và thế mạnh
"Theo quy hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, diện tích nuôi tôm của Bạc Liêu hơn 141.000 ha, tốc độ tăng bình quân 0,38%/năm; trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 4.000 ha; nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh 26.500 ha; tôm quảng canh cải tiến kết hợp, tôm - rừng gần 70.000 ha; tôm - lúa 41.000 ha"
Con tôm đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò là trụ đỡ và góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Thế mạnh này đang được tỉnh đầu tư để phát huy hơn nữa.
Ngành tôm đã góp phần đem lại giá trị sản xuất ngành thủy sản của Bạc Liêu là trên 29.700 tỷ đồng
Những con số ấn tượng
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, tổng diện tích nuôi tôm của Bạc Liêu từ 120.924 ha năm 2008 tăng lên 131.683 ha năm 2017 (tăng bình quân hàng năm 0,95%); sản lượng tôm từ 63.985 tấn năm 2008 tăng lên 116.365 tấn năm 2017 (tăng bình quân hàng năm 6,87%). Ngành tôm đã góp phần đem lại giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá hiện hành từ 10.455 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 29.738 tỷ đồng năm 2017. Năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm của tỉnh là 120.924 ha, đến nay trên 131.600 ha, tăng bình quân 0,95%/năm; sản lượng tôm từ 63.985 tấn năm 2008, tăng lên trên 116.300 tấn, tăng 6,87%/năm. Trong 10 năm qua, ngành tôm đã góp phần đem lại giá trị sản xuất ngành thủy sản của Bạc Liêu là trên 29.700 tỷ đồng.
Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu được Chính phủ cho phép thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm và tiến tới xây dựng thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Đến nay, toàn tỉnh đã có 10 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất theo mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao và hơn 280 hộ dân áp dụng các mô hình này. Mô hình đã kiểm soát toàn bộ chu trình nuôi thông qua công nghệ cho ăn tự động, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để kiểm soát các chỉ tiêu môi trường nước, hệ thống công trình nuôi được sắp xếp, bố trí hợp lý, liên hoàn từ hệ thống ao nuôi, ao lắng, ao trữ nước, ao chứa chất thải và hệ thống xử lý chất thải (biogas). Đặc biệt, với quy trình này, đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tôm nuôi lớn nhanh, ít dịch bệnh, tỷ lệ rủi ro thấp, cho năng suất cao và hơn cả là góp phần bảo vệ môi trường nuôi, hướng đến xây dựng thành công quy trình nuôi tôm bền vững cho năng suất, chất lượng cao.
Đặc biệt, Bạc Liêu là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước trong sản xuất tôm giống chất lượng cao, với sản lượng 25 tỷ con giống/năm, chiếm hơn 50% của vùng ĐBSCL và khoảng 20% cả nước. Toàn tỉnh có 188 cơ sở sản xuất tôm giống; trong đó có 159 cơ sở sản xuất tôm sú , 29 cơ sở tôm thẻ chân trắng, 137 cơ sở ương dưỡng tôm giống.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 nhà máychế biến thủy sản xuất khẩu, tổng công suất khoảng 125.000 tấn thành phẩm/năm. Năm 2018, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước 606 triệu USD, tăng 14% so năm 2017, trong đó chủ yếu là mặt hàng tôm đông lạnh; thị trường tiêu thụ là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, EU, Argentina, Nga, New Zealand, Indonesia, Chilê... Bạc Liêu phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tôm hằng năm 5,28% và đạt 970 triệu USD vào năm 2025.
Xây dựng thương hiệu
Để phát triển nghề nuôi tôm một cách bền vững, tỉnh Bạc Liêu đã và đang đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người nuôi tôm ứng dụng các mô hình nuôi tôm mang lại hiệu quả cao, ít rủi ro; tăng cường kiểm soát con giống, mầm bệnh, môi trường, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm. Bên cạnh đó, quy trình nuôi cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng… Cùng đó, địa phương sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia THT, HTX, hiệp hội nuôi tôm công nghệ cao được hỗ trợ 100% chi phí xét nghiệm. Tiếp tục thực hiện và triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, giúp các doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tham gia bảo hiểm tôm nuôi.
Theo nhận định của cấp lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, cần có một nỗ lực đủ dài để biến “một” hàng hóa “con tôm” thành một thương hiệu có các giá trị cốt lõi mà người tiêu dùng có thể chấp nhận. Ngành tôm Bạc Liêu cần một nguồn lực đủ mạnh, sự hợp lực của các doanh nghiệp, cùng một tầm nhìn dài hạn… thì mới có khả năng tạo được thương hiệu tôm Bạc Liêu.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao