Tin thủy sản Tôm chết hàng loạt trong mùa mưa, nông dân phòng bệnh thế nào?

Tôm chết hàng loạt trong mùa mưa, nông dân phòng bệnh thế nào?

Author Dung Nhi, publish date Friday. August 14th, 2020

Tôm chết hàng loạt trong mùa mưa, nông dân phòng bệnh thế nào?

Với diễn biến thời tiết thất thường trong mùa mưa, tôm dễ nhiễm bệnh nên người nuôi không khỏi lo lắng khi đối mặt nguy cơ rủi ro cao.

Người dân rải vôi bột quanh bờ để phòng bệnh cho tôm.

Trắng tay vì tôm chết hàng loạt

Từ nhiều năm nay, nuôi tôm là thế mạnh của nhiều địa phương, mang lại cuộc sống khá giả cho nhiều bà con nông dân. Tuy nhiên, nuôi tôm cũng là một nghề nhiều rủi ro.

Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, tôm có thể nhiễm bệnh, thậm chí chết hàng loạt khiến người nuôi không kịp trở tay.

Một hộ nuôi tôm ở xã Tân Chánh (huyện Cần Đước, Long An) cho hay hiện tại cá tỉnh phía Nam đang trong mùa mưa. Thời tiết mưa, nắng thất thường sẽ tạo điều kiện cho bệnh đỏ thân - đốm trắng gây hại cho tôm phát triển.

Ngoài ra, thời tiết sáng nắng, chiều mưa cũng khiến nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là khá lớn. Điều này khiến các yếu tố môi trường trong ao nuôi bị biến động tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển, gây hại cho tôm.

Trước đây, do chưa có nhiều biện pháp ứng phó với thời tiết, phòng tránh dịch bệnh cho vật nuôi nên cứ đến mùa mưa là nhiều người lo lắng sợ tôm bệnh chết thì coi như mất trắng. Thực tế, không ít trường hợp bị rơi vào tình cảnh như vậy. Có người lỗ một vụ tôm vài trăm triệu đồng, nợ nần chồng chất.

Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển nên người nuôi tôm có sự chuẩn bị tốt hơn, áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm nhất là trong mùa mưa. Nhiều biện pháp tổng hợp được thực hiện nhằm tăng cường sức đề kháng, phồng chống dịch bệnh không chỉ cho tôm mà còn cho các loại vật nuôi nói chung.

Người dân địa phương chia sẻ từ đầu năm đến nay, việc nuôi tôm của nông dân gặp nhiều khó khăn, nhất là thời điểm chuyển mùa.

Thời điểm tháng 3, tháng 4, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ môi trường và độ mặn trong vuông tôm tăng cao. Sau đó lại bất ngờ xuất hiện những cơn mưa lớn khiến môi trường ao nuôi biến động mạnh, các thông số môi trường nước thay đổi thất thường ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm.

Trước đó, nắng nóng, độ mặn cao cũng khiến tôm nuôi chậm lớn, dễ nhiễm các bệnh về gan tụy, đường ruột, đốm trắng… gây thiệt hại cho người nuôi. Nhiều nông dân chủ động thu hoạch khi tôm vừa đạt kích cỡ thương phẩm để giảm rủi ro.

Chủ động xử lý trước và sau khi trời mưa

Ðể chủ động phòng bệnh cho tôm trong mùa mưa, các hộ nuôi áp dụng nhiều biện pháp để ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho tôm.

Để xử lý môi trường kịp thời và hiệu quả, các hộ nông dân nên dự trữ các vật tư cần thiết như vôi, khoáng, YuccaC-ĐT, Oxy viên, chế phẩm sinh học…

Trước khi mưa, chủ các vuông tôm cần chủ động bón vôi khắp bờ ao, kiểm tra các yếu tố môi trường và điều chỉnh hợp lý. Nếu thấy trời có dấu hiệu chuyển mưa thì giảm 30-50% lượng thức ăn hoặc ngưng cho tôm ăn đến khi trời tạnh.

Nông dân cũng cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi cho ao nuôi, đồng thời ổn định nguồn nước cho ao.

Một số nông dân có thói quen xả bớt nước mặt khi trời mưa. Tuy nhiên, điều này là không nên vì đó chính là nguồn nước bổ sung để giảm độ mặn trong ao sau những ngày nắng hạn, nhằm kích thích tôm lột xác và phát triển.

Cạnh đó, người nuôi tôm cũng cần theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, chất lượng môi trường nước quan trắc trước khi thả giống. Bởi vì môi trường là yếu tố rất quan trọng trong nuôi tôm. Trường hợp tại điểm quan trắc có NO2 cao cần sử dụng chế phẩm sinh học xử lý khí độc trong ao.  

Để tôm sinh trưởng tốt trong mùa mưa, người nuôi cần tăng sức đề kháng cho tôm bằng cách tăng cường bổ sung vitamin, khoáng, giải độc gan và men đường ruột vào thức ăn. Những khu vực có độ mặn cao, khi lấy nước vào ao cần pha loãng để giảm độ mặn bằng nước ngọt.

Một nông dân nuôi tôm lâu năm trong vùng cho rằng một số người có tâm lý muốn thả tôm sớm, tranh thủ tăng vụ khi tôm có giá cao nên không đảm bảo thời gian cách ly mầm bệnh. Nhưng “hơn không bõ hao”, điều này là nguyên nhân khiến mầm bệnh tồn lưu trong ao và dễ phát sinh trở lại tấn công tôm và gây thiệt hại cho người nuôi.


Sản xuất thức ăn thủy sản từ nhà máy nhiệt điện tại Mỹ Sản xuất thức ăn thủy sản từ nhà… Thu nhập cao nhờ nuôi cá kết hợp trồng lúa tại Ninh Bình Thu nhập cao nhờ nuôi cá kết hợp…