Mô hình kinh tế Tôm đỏ về đâu

Tôm đỏ về đâu

Publish date Wednesday. October 7th, 2015

Tôm đỏ về đâu

Sau nhiều ngày tiếp cận, chúng tôi nhận được chung câu trả lời từ các lái buôn: “Có cầu ắt có cung”. Vậy, tôm thối về đâu?

Tôm được dân buôn mua về đựng trong các thùng xốp

Nhu cầu không minh bạch

Dọc theo đường Quốc phòng nối liền vùng ven biển của các xã Ngũ Điền (Phong Điền - Thừa Thiên Huế), chúng tôi bắt gặp những lán trại sơ chế tôm thối nằm ngay hai bên đường.

Trong vai người cần mua tôm đỏ, chúng tôi tiếp cận bà D., tay buôn tôm thối có thâm niên tại đây.

Bà D. cho biết: “Mỗi ngày tui đi khắp các hồ nuôi tôm trên địa bàn để thu mua tôm đỏ với giá 10.000 đồng/kg.

Mua mỗi hồ khoảng 2kg, cả ngày cũng được vài chục kg. Mua xong đem về ướp đá. Sau khoảng 2 - 3 ngày gom được số lượng lớn thì đem nhập cho các đại lý ở phố, với giá 30.000 đồng/kg

. Lúc mô có nhiều hồ bị sự cố (dịch), tôm chết nhiều, tụi tui thu mua với số lượng lớn thì những đại lý sẽ đánh hẳn xe về để vận chuyển, tụi tui bán với giá như bình thường nhưng phải chịu tiền xăng xe cho họ”.

“Bà bán cho đại lý nào?”, tôi hỏi. Bà V. không nói cụ thể mà chỉ ngập ngừng:

“Ai có nhu cầu thì mình bán thôi”.

Cách lán trại của bà D. chừng 200m là lán trại sơ chế tôm thối của bà N.T.B. Một lán trại nhỏ sát ngay vệ đường được dựng dưới bóng râm cây dương liễu.

Khi chúng tôi đến, 4 phụ nữ đang bóc vỏ, bẻ đầu tôm rồi cho vào một cái xô có đựng đá sẵn để ướp.

Quan sát của chúng tôi, tôm thối đã lâu, được đựng trong các thùng xốp, sau đó họ đổ hẳn lên tấm bạt màu đen, ruồi nhặng bu đầy, tôm bốc mùi hôi rất khó chịu.

Để trò chuyện với những người này, chúng tôi giả vờ là người đi thu mua tôm thối cho đại lý của người thân ở Huế. Sau khi nghe chúng tôi trình bày, bà B. thách giá:

“Tôm đỏ bữa ni đắt lắm, một cân 30.000 đồng sau khi ngắt đầu, lột sạch vỏ.

Bây giờ, nếu còn vỏ cũng bán với giá 20.000 đồng/kg”.

Chúng tôi cho rằng mức giá ấy quá cao so với các nơi khác thì bà B. trần tình:

“Không như trước, tôm đỏ bữa ni ít lắm. Giá cả cũng tùy theo thị trường, lúc trước tôm nhiều thì giá rẻ hơn, còn chừ tôm ít giá sẽ cao”.

Theo bà B., trước đây không có những người buôn tôm đỏ thì loại tôm này phần lớn theo đường ống nước thải đổ ra biển.

“Chừ tụi tui mua từng cân nhưng phải bán với số lượng lớn mới có lãi. Như tui đi mua vài ngày rồi lột vỏ, ướp đá bỏ sỉ cho các đại lý với giá 35 nghìn/kg chứ không bán lẻ”, bà B. nói.

Anh L.V.S., chủ hộ nuôi tôm trên địa bàn Ngũ Điền cho biết:

“Cứ mỗi lần xung phong (vệ sinh ao hồ) có khoảng vài kg tôm chết theo đường ống nước thải trôi ra ngoài hay những con tôm sức đề kháng yếu, bị quạt đánh chết, đỏ thân.

Nếu như trước đây, số tôm đó không ai dùng thì hiện nay, xuất hiện nhiều người buôn tôm chết và tụi tui bán lại cho họ”.

Được biết, dọc theo vùng bãi ngang của các xã Ngũ Điền có trên dưới 10 lái buôn đi thu mua tôm chết tại các ao hồ trên địa bàn.

Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, một số lái buôn tập kết tôm tại nhà hoặc những nơi kín đáo.

Cần phải tiêu hủy

Ông Phan Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Hải thừa nhận: “Ở địa bàn xã Phong Hải có 2 - 3 người đi mua tôm chết.

Mỗi hồ như thế sau mỗi lần vệ sinh sẽ có một vài kg tôm theo đường nước thải trôi ra ngoài và chết vẫn được thu mua”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh cho biết:

“Về nguyên tắc, Nhà nước cấm vận chuyển, mua bán động vật, tôm cua, cá, bị bệnh hoặc thối. Trường hợp tôm chết, đỏ thân, bốc mùi cần phải tiêu hủy ngay.

Thậm chí không có mùi hôi mà kiểm tra mẫu thấy có vấn đề cũng phải hủy”.

Về trường hợp có những người buôn tôm thối như chúng tôi nêu ở đầu bài, ông Bình cho rằng: “Có thể có những tiểu thương lén lút kinh doanh các mặt hàng này với quy mô nhỏ.

Nhưng tôm chết được bán lại với giá 30.000 đồng/kg là có vấn đề”.

“Họ mua về có thể luộc lên làm tôm khô. T

ôm chết sau khi được luộc, bóc vỏ phơi khô thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, nhưng chất lượng không ngon bằng loại tôm bình thường.

Tuy nhiên, đối với các loại tôm đã sử dụng kháng sinh, chữa bệnh mà vẫn bị chết, nếu con người sử dụng cho dù là tôm khô thì đó là một câu chuyện khác”, ông Bình cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho hay: “Hàng tháng, chúng tôi và các cơ quan liên ngành thường phối hợp với lưu lượng cảnh sát môi trường xử phạt những sản phẩm đông lạnh.

Về vấn đề vận chuyển và mua bán tôm thối thì chúng tôi chưa xử lý trường hợp nào. Qua nhiều đợt kiểm tra ở các ngôi chợ trên địa bàn tỉnh cũng chưa phát hiện vấn đề buôn bán tôm thối.

Đây có thể chỉ là quy mô nhỏ, nếu quy mô lớn chúng tôi đã phát hiện và xử lý”.

“Thường ở các khu nuôi tôm, nếu chủ hồ phát hiện hiện tượng tôm bị chết thì họ sẽ tiến hành thu hoạch ngay. Do vậy, số lượng tôm chết lưu thông trên thị trường không lớn và tôm thối thì càng ít.

Tuy nhiên về mặt quản lý Nhà nước, nghiêm cấm các hành vi buôn bán, tang trữ tôm thối. Chúng tôi sẽ phối hợp với cảnh sát môi trường kiểm tra vấn đề này”, ông Bình khẳng định.

Bây giờ, những người buôn tôm chết dọc vùng ven biển vẫn đi đến từng hồ để thu gom. Mỗi hồ một vài kg nhưng hàng trăm, hàng ngàn hồ như thế thì lượng tôm thối đó sẽ gấp lên rất nhiều lần.

Và, câu hỏi đặt ra là: lượng tôm thối đó sẽ về đâu?

“Tôm thành phẩm xuất ra thị trường luôn được chúng tôi kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, và phải có tiêu chuẩn, đảm bảo khoảng 12 tiêu chí théo quy định để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tôm chết sẽ có nhiều nguyên nhân và người sử dụng có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thì tùy vào từng nguyên nhân.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cách sơ chế của từng người mới biết được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.


Nuôi tôm lót bạt thiệt hại do nhiễm bệnh gan tụy và chậm lớn Nuôi tôm lót bạt thiệt hại do nhiễm… Canh tác tốt mô hình lúa - tôm Canh tác tốt mô hình lúa - tôm