Tin thủy sản Tôm nước lợ với nỗi lo EHP và đốm trắng

Tôm nước lợ với nỗi lo EHP và đốm trắng

Author An An, publish date Monday. October 14th, 2019

Tôm nước lợ với nỗi lo EHP và đốm trắng

Theo thống kê của Cục Thú y, trong 8 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là hơn 17.543 ha, giảm 30,9% so cùng kỳ năm 2018 và chiếm 2,54% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Ngoài các bệnh thường mắc như hoại tử gan cấp tụy, đốm trắng, hiện nay, tình hình nhiễm bệnh vi bào tử trùng (EHP) và phân trắng trên tôm nước lợ đang có chiều hướng gia tăng.

Ảnh minh họa

Kết quả phân tích mẫu bệnh trên tôm giống trong tháng 7 và 8/2019 đã phát hiện tỷ lệ nhiễm bệnh EHP khá cao (trên 11% số mẫu phân tích); bệnh phân trắng cũng bùng phát mạnh tại Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Đại diện Vụ Nuôi trồng thủy sản cho biết, bệnh EHP hay bệnh phân trắng không gây chết tôm hàng loạt như bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng ảnh hưởng rất lớn về kinh tế cho người nuôi. Một khi tôm bị bệnh này sẽ chậm lớn, thậm chí không lớn mặc dù tiêu tốn rất nhiều thức ăn; tôm nuôi 90 - 100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt cỡ 4 - 5 g/con, tức tầm 200 - 250 con/kg 

Theo Tổng cục Thủy sản, diện tích thiệt hại trên tôm nước lợ có thể tăng mạnh trong thời gian tới do điều kiện bất lợi của thời tiết, nhiệt độ, độ mặn tăng cao có thể làm tôm chậm lớn (không lột xác), kém phát triển, tạo điều kiện cho một số mầm bệnh phát triển. Do đó, cần có giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi đạt đủ điều kiện nuôi, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp và áp dụng các biện pháp tổng hợp, chống dịch bệnh. Tổng cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên thủy sản, nhất là bệnh EHP, kiểm dịch trong nhập khẩu và tăng cường xây dựng, phát triển vùng nuôi tôm an toàn dịch bệnh. 


Quy chuẩn sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản Quy chuẩn sản phẩm xử lý môi trường… Xử lý nước thải nuôi tôm siêu thâm canh bằng biogas Xử lý nước thải nuôi tôm siêu thâm…