Trao quyền chủ rừng cho nông dân
Tự nguyện trồng rừng
Đến với những cánh rừng mới trồng trong 3 năm trở lại đây thuộc 2 huyện Vân Hồ và Mộc Châu của tỉnh Sơn La, thấy cây rừng phát triển tốt, tỷ lệ sống rất cao và đặc biệt là người dân không còn xâm hại diện tích rừng nữa.
Nói về hiệu quả này, ông Đào Mạnh Phong-Hạt trưởng Kiểm lâm Mộc Châu, cho biết: Chúng tôi đã tuyên truyền để nông dân nhận thức được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Khi người dân ý thức được vấn đề thì họ chuyển từ hành động ép buộc sang tự giác nên hiệu quả cao và có tính bền vững.
Cách để Mộc Châu huy động sức dân trồng và bảo vệ rừng chính là trao quyền chủ động cho người dân trong việc trồng và sử dụng sản phẩm.
Ông Lò Văn Quán, dân bản Ta Niết, bảo rằng: Khi hạt kiểm lâm huyện vận động chúng tôi giao lại đất lâm nghiệp mà chúng tôi đã chiếm dụng để làm nương thì họ không phạt mà chỉ hướng dẫn chúng tôi thực hiện trồng rừng và hỗ trợ chúng tôi cây giống.
“Cán bộ bảo ai trồng cây gì thì sau này hưởng lợi từ cây ấy, không ép chúng tôi về chủng loại cây giống, mật độ cây trồng và cách thức tiêu thụ sản phẩm.
Nhà tôi cũng có hơn 3.000m2 đất nương nằm trong diện tích đất lâm nghiệp và tôi đã trồng hơn 200 cây xoan và hoa ban.
Hoa ban tôi trồng ở gần nhà để làm đẹp, còn xoan thì chỉ sau 3 năm nữa là tôi được bán gỗ.
Bán gỗ xong lại trồng tiếp.
Vừa giữ được rừng, vừa có nguồn thu”.
Chính quyền là người định hướng, hỗ trợ
Nói về cách huy động sức dân trồng và bảo vệ rừng của Mộc Châu, ông Vũ Đức Thuận, cho biết: Đó là cách làm đúng đắn và sáng tạo.
Thực tế qua kiểm kê rừng vừa qua, toàn tỉnh Sơn La có tới 318.000ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
Kiểm lâm đang tham mưu cho tỉnh chuyển diện tích đất này sang làm rừng sản xuất, giao cho nông dân trồng, quản lý, bảo vệ và khai thác sản phẩm.
“Có một thực tế là trong thời gian vừa qua, chính quyền can thiệp quá sâu vào quá trình trồng cũng như khai thác, sử dụng sản phẩm lâm nghiệp nên chưa thật sự khích lệ được người trồng rừng.
Bây giờ sẽ phải thay đổi, chính quyền chỉ là người định hướng, hỗ trợ người dân trồng rừng và đưa ra những cảnh báo khi cần thiết.
Còn nông dân chính là chủ rừng, họ có quyền quyết định trồng loại cây gì, mật độ ra sao, khai thác khi nào… Như vậy, họ mới thực sự là chủ rừng và quyền đó giúp họ yêu quý rừng hơn”.
Để nâng cao năng lực hỗ trợ, định hướng người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, ông Thuận cũng cho biết: Chúng tôi đã xây dựng danh mục với 56 loại cây trồng có lợi ích kinh tế cao và phù hợp với điều kiện thực tế lâm nghiệp của Sơn La để người dân lựa chọn.
Đồng thời chi cục cũng đã kiến nghị với tỉnh, với trung ương về việc tăng cường phụ cấp cho cán bộ lâm nghiệp cấp xã để nâng cao khả năng bám sát địa bàn và hiệu quả hoạt động của cán bộ lâm nghiệp ở cơ sở.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao