Tôm thẻ chân trắng Triệu phú cá lóc giống

Triệu phú cá lóc giống

Publish date Monday. May 25th, 2015

Triệu phú cá lóc giống

Anh Luận cho biết, ban đầu thấy trong xã có một vài hộ nuôi tự phát cá lóc giống đầu vuông nên bắt chước nuôi thử. Đầu tiên, anh đi vay 10 triệu đồng để đầu tư mua 30 cặp cá lóc giống với giá 250.000 đồng/cặp, đào 30 ao, diện tích 12 m2/ao để thả cá bố mẹ xuống cho đẻ thử.

Vụ đầu, do chưa nắm vững kỹ thuật cũng như quy trình nuôi nên cá lóc đẻ tỉ lệ sống chỉ đạt khoảng 30%. Hơn nữa, nuôi chừng 20 ngày chuẩn bị bán thì cá bị bệnh chết hàng loạt, lỗ gần sạch vốn. Với suy nghĩ “thua keo này bày keo khác”, anh liên tục đầu tư 2 vụ tiếp theo nhưng tỉ lệ cá sống vẫn thấp, hao hụt nhiều.

Không nản lòng trước khó khăn, anh tiếp tục học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những người nuôi trước và nghiên cứu thêm sách vở, tài liệu khoa học-kỹ thuật và tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông huyện mở. Sau đó, anh tiếp tục mở rộng diện tích và nuôi với số lượng lớn hơn. “Trời không phụ lòng người”, vụ này cá không bị bệnh, lớn nhanh và bán có lãi hơn 50 triệu đồng. Từ đó, anh càng đam mê hơn với con cá lóc giống.

Sau 5 năm, anh Luận tích lũy được vốn, kinh nghiệm và nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên chuyển sang nuôi cá lóc đầu nhím. Anh cho biết, cá lóc đầu nhím thịt thơm ngon hơn cá lóc đầu vuông và được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, thời gian nuôi khoảng 4 - 5 tháng so với 5 - 6 tháng đối với cá đầu vuông; giá bán luôn ở mức gần 40.000 đồng/kg, trong khi chi phí đầu tư cho 1kg cá từ lúc còn nhỏ đến bán chưa đầy 25.000 đồng. Anh Luận chia sẻ: “Thời gian con cá lóc đẻ đến bán cá con là hơn 1,5 tháng nên phải chăm sóc tỉ mỉ, môi trường nước phải đảm bảo sạch. Vì lúc cá lóc còn nhỏ thường mắc bệnh sốt huyết, trắng gan, lãi nên sơ sẩy chút là cá chết, mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển. Nhiều đêm tôi phải thức trắng để quan sát, xử lý khi cá có biểu hiện bệnh.

Chị Thái Thị Mỹ Linh (vợ anh Luận) nhớ lại những năm đầu nuôi. Chị Linh nói: “Khi cá chuẩn bị bán thì bỗng dưng nổi đầu chết hết đến nỗi không còn vốn liếng để đầu tư. Vợ chồng chỉ biết khóc nhưng chồng yêu nghề và quyết tâm không đầu hàng nên đành tiếp tục vay mượn tiền để nuôi tiếp”.

Năm 2012, từ 0,2 héc-ta mặt nước nuôi cá lóc giống, anh thuê thêm gần 1 héc-ta mặt nước để mở rộng sản xuất. Anh làm hơn 20 vèo, mỗi vèo 12 m2 nuôi 100.000 con, mỗi năm bán gần 10 đợt cá. Năm 2013, trang trại của anh đã cung cấp cho thị trường cả nước trên 8 triệu con giống, trừ chi phí còn lãi trên 200 triệu đồng. Năm 2014, trung bình mỗi tháng anh bán 700.000 con cá giống với giá từ 200 - 370 đồng/con (tùy thời điểm). Ngoài ra, anh còn tận dụng mặt nước ngoài vèo và thức ăn thừa của cá giống để nuôi thêm cá tra, tai tượng, mỗi năm bán được gần 80 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân mà anh còn hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người nuôi trong và ngoài tỉnh. Anh chia sẻ: “Nghề này đòi hỏi kỹ thuật vững, phải biết quy trình kỹ thuật cũng như biểu hiện bệnh của cá thì nuôi mới hiệu quả. Vì thế, khi cung cấp giống cho người dân tôi luôn hướng dẫn cặn kẽ về kỹ thuật hoặc trực tiếp đến tận nhà hướng dẫn cho người nuôi khi có yêu cầu.

Tags: ca loc giong, nuoi ca loc, nuoi thuy san


Related news

Xứng danh thủ phủ tôm giống Xứng danh thủ phủ tôm giống Giải pháp phát triển giống thủy sản năm 2015 Giải pháp phát triển giống thủy sản năm…