Tin nông nghiệp Trồng cây Lan ý đuổi vận xui mang may mắn và không khí trong lành cho gia chủ

Trồng cây Lan ý đuổi vận xui mang may mắn và không khí trong lành cho gia chủ

Author An Dương, publish date Tuesday. January 9th, 2018

Trồng cây Lan ý đuổi vận xui mang may mắn và không khí trong lành cho gia chủ

Kỹ thuật trồng cây Lan ý có thể thích hợp trồng trong nhà, ngoài trời đều tạo cho không gian ngôi nhà một vẻ đẹp trang nhã, tinh khiết. Và quan trọng là nó có thể ức chế khí thải cực tốt.

Kỹ thuật trồng cây Lan ý giúp lọc không khí rất tốt. Ảnh minh họa

Cây Lan ý là một trong những loại cây cảnh cao khoảng 0.5m mọc thành từng bụi, là thuôn nhọn về đuôi, lá bắc màu trắng như những cánh hoa được nhiều người yêu thích bởi kỹ thuật trồng cây đơn giản, chăm sóc không cầu kỳ.

Đặc biệt, cây Lan ý còn có màu sắc nhẹ nhàng với bông hoa trắng nhô lên phía trên. Loài cây này còn có khả năng ức chế khí thải do con người thở ra như amoniac và acetone. Nó cũng có thể lọc benzene, trichloroethylene và formaldehyde. Tốc độ bốc hơi cao của nó có thể tránh làm khô mũi, do đó có thể giảm đáng kể khả năng bị bệnh.

Đối với phong thuỷ, Lan ý còn có tác dụng giúp cân bằng trường khí, điều hoà và hấp thu những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà giúp gia chủ có một không gian sống hài hoà và yên bình. Vì thế mà rất nhiều người trồng để trang trí ở bàn, kệ tủ, bàn làm việc, quầy tiếp tân.

Ánh sáng và nhiệt độ trồng cây Lan ý

Cây Lan ý là một loài cây khá đặc trưng và dễ sống dù ở nhiệt độ thiếu sáng hay ở ngoài ánh nắng mặt trời nhưng không được để quá lâu. Cây lan ý có thể trồng ở nhiều vùng trên đất nước ta, nó phù hợp với nhiệt độ không quá cao và cũng không quá thấp, nhiệt độ thích hợp nhất trồng loại cây này là 27 độ C.

Đất trồng cây Lan ý

Cây Lan ý thường ưa sống ở những nơi có đất màu mỡ và ẩm ướt. Ngoài ra cây cũng cần yêu cầu đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. Để đảm bảo yêu cầu này thì ngoài đất mùn có thể trộn thêm các loại phân hữu cơ khác để đất đảm bảo độ dinh dưỡng cho cây.

Kỹ thuật trồng cây Lan ý

Cây Lan ý là loài có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây Lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu Lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống Lan ý đúng vào lúc thay chậu, thời điểm đó thường diễn ra vào mùa Xuân, mùa đầu tiên trong năm.

Lan ý là loài cây cảnh trong nhà thích hợp trồng ở mọi không gian, Lan ý có ý nghĩa rất to lớn đối với sức khoẻ con người. Vì thế khi trồng cần cân nhắc tới ý nghĩa và cách chăm sóc loài cây rất đẹp này.

Không chỉ vậy, cây Lan ý còn giúp xua đuổi vận khí hay xung khắc trong gia đinh. 

Chính vì đặc điểm là loài cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng nên khi trồng lan ý không cần phải đặt chúng tại những nơi nhiều ánh sáng. Đặc biệt nếu trồng lan ý ngoài trời bạn nên làm mái che cho cây để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây khiến cây sinh trưởng và phát triển không tốt.

Cách chăm sóc cây Lan ý

Cây Lan ý là loại có khả năng chịu hạn tốt nên chúng ta không nhất thiết phải tưới nước thường xuyên cho cây. Khi nào thấy đất thật khô mới tưới nước hoặc một tuần tưới 1 lần. Dù vậy nếu trường hợp quên lâu không tưới cây cũng rất dễ bị vàng các mép lá, thân cây không còn bóng mượt do thiếu độ ẩm. 

Dù là cây có thể sống thiếu ánh sáng nhưng lưu ý không được để thiếu quá lâu vì cây không đủ để quang hợp. Dấu hiệu nhận biết là các lá mọc sau nhỏ hơn lá ban đầu, màu xanh lá nhạt hơn. Vì vậy gia chủ cần tìm hiểu nhu cầu ánh sáng của cây để có thể lựa chọn vị trí để phù hợp.

Cây Lan ý cần ít ánh sáng nên nhu cầu phân bón không cao, nếu bón nhiều sẽ làm cây bị sốc phân có thể làm cây nhanh  chết. Hàng tháng bón một ít phân hữu cơ như phân trùn quế hay dynamic lilter và phun thêm B1 và phân bón lá là vừa đủ.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây lan ý để trong nhà hay bị bụi bám vào lá sẽ làm giảm quá trình thoát hơi nước của cây, hàng tuần cần lau bụi bằng khăn mềm, lau nhẹ nhàng tránh làm rách lá, kiểm tra xem cây có bị rệp muội bám vào các nách lá hay dưới gốc sát mặt đất. Nếu thấy các mảng trắng mềm bám trên ngọn và kẽ lá thì dùng tay lau đi hoặc đưa cây ra ngoài dùng vòi sen tưới rửa sạch sẽ.

Ngoài ra còn có các chấm vàng nốt đen li ti  bám mặt dưới của lá, thân cây thì cũng dùng tay hay vòi nước rửa sau đó dùng bột tỏi hay ớt phun cả thân để giúp xua đuổi sâu bọ tấn công cây. Không được dùng thuốc BVTV phun trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người nhất là người già và trẻ em.


Kỹ thuật trồng hoa giấy nhiều màu: Làm gì để đúng cách? Kỹ thuật trồng hoa giấy nhiều màu: Làm… Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát tường Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cát…