Trồng nhãn VietGap, nông dân Hưng Yên hết lo đầu ra
Đó là khẳng định của bà Đoàn Thị Chải – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên với phóng viên Báo NTNN khi trao đổi về nghề trồng nhãn của địa phương mình.
Quy trình sản xuất nghiêm ngặt
Trong quá trình trồng và chăm sóc, theo quy định bà con bắt buộc phải có nhật ký ghi chép hàng ngày, từ đó các cán bộ địa phương có thể giám sát và theo dõi được quy trình sản xuất.
Nhìn chung bà con đều tự giác chấp hành tốt các quy định sản xuất rất nghiêm ngặt”.
Bà Đoàn Thị Chải - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên
Bà Chải cho biết: Cuối năm 2014, phía Mỹ đã chính thức mở cửa thị trường cho nhãn của Việt Nam.
Theo đó, để có được nhãn đủ tiêu chuẩn cũng như chất lượng xuất khẩu vào thị trường này, đầu tháng 3.2015, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (Bộ NNPTNT) phối hợp Chi cục BVTV (Sở NNPTNT Hưng Yên) đã kiểm tra thiết lập hồ sơ và cấp mã số vùng sản xuất nhãn xuất khẩu với 9,97ha gồm 33 hộ tại xã Hồng Nam, TP.Hưng Yên, và 10,82ha với 142 hộ tại xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu.
Bà Chải cho biết thêm, sau 2 năm áp dụng quy trình sản xuất mới, người trồng nhãn ở Hưng Yên đã quen với phương pháp sản xuất mới.
“Nông dân trồng nhãn giờ chuyên nghiệp lắm, họ áp dụng thuần thục các kỹ thuật mới từ khâu sản xuất đến khi thu hoạch.
Chính vì thế mà sản phẩm làm ra có chất lượng ngày càng tốt và được người tiêu dùng đánh giá cao hơn” – bà Chải khẳng định.
Cũng theo bà Chải, đến nay vụ nhãn trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng trên dưới 90% với giá bán cao hơn năm 2015 khoảng trên 26.000-30.000 đồng/kg.
“Theo quy hoạch bền vững trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, diện tích nhãn của Hưng Yên sẽ giữ ổn định khoảng 3.000ha, tương đương với sản lượng đạt trên dưới 40.000 tấn/năm.
Với sản lượng như trên, nếu chưa xuất khẩu được thì trong năm nay vẫn cung cấp hết cho thị trường nội địa với giá tốt từ 20.000 -60.000 đồng/kg” – bà Chải khẳng định.
Theo bà Chải, việc quan trọng nhất trong sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn mới của Mỹ là phải đạt chuẩn từ khâu nhân giống nhãn.
Theo đó, vùng nhãn xuất khẩu của tỉnh có lợi thế là từ giai đoạn năm 2004 - 2008, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình nhân giống nhãn bằng phương pháp ghép, và từ năm 2009 -2012, tại các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, TP.Hưng Yên đã làm được mô hình thâm canh cây nhãn theo hướng VietGAP.
Để không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại và để tồn dư thuốc trên quả nhãn khi xuất khẩu, ngoài việc sử dụng các thuốc BVTV trong danh mục cho phép, người trồng nhãn trong tỉnh còn áp dụng đồng bộ phương pháp canh tác mới như cắt tỉa và tạo tán.
Ví như vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 7, bà con kết hợp tỉa quả (chùm lớn để khoảng 70 – 80 quả non, chùm nhỏ, bé để 30 - 60 quả), cắt bỏ những cành chụm, cành tăm, cành bệnh, chỉ để lại 1- 2 cành, sau đó kết hợp bón phân tạo điều kiện cành hè sung sức có thể trở thành cành mẹ.
Vào cuối tháng 8, tỉa cành sâu bệnh, cành hè quá dài.
Khi lộc non mọc dài khoảng 10cm, tỉa bỏ những lộc yếu, để lại 1 – 2 cành thu trên cành mẹ song song với việc cắt tỉa phải bón phân thúc đẩy đợt lộc thu thành thục.
Riêng việc bón phân, người trồng nhãn trong tỉnh luôn chú ý không được bón phân tươi trực tiếp vào gốc nhãn, mà muốn bón, phải ủ theo hướng dẫn của cán bộ BVTV.
“Đáng chú ý, trong quá trình trồng và chăm sóc, theo quy định bà con bắt buộc phải có nhật ký ghi chép hàng ngày, từ đó các cán bộ địa phương có thể giám sát và theo dõi được quy trình sản xuất.
Nhìn chung bà con đều tự giác chấp hành tốt các quy định sản xuất rất nghiêm ngặt” – bà Chải cho hay.
Thông tin đúng để giúp nông dân
Sau 2 năm áp dụng quy trình sản xuất mới theo tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ, 33 hộ dân ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam đã làm quen dần với phương pháp trồng nhãn mới.
Nhà trồng hơn 100 gốc nhãn, ông Trịnh Văn Thinh – Chủ nhiệm HTX Nhãn lồng Hồng Nam cho biết: Để có được đầu ra ổn định với giá cao, thì người trồng nhãn chúng tôi dù gặp khó khăn nhiều cũng cố làm cho bằng được để xuất khẩu.
“Đây là cơ hội tốt để người trồng nhãn có cơ hội tiếp cận với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nhà khoa học, từ đó tạo sự gắn kết 4 nhà vào phát triển thương hiệu nhãn của tỉnh” – ông Thinh khẳng định.
Ông Thinh cho biết thêm, bên cạnh các quy định mà người trồng nhãn phải chấp hành đúng như kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, sử dụng thuốc BVTV… hàng năm đoàn công tác liên ngành vẫn về đều đặn 2 lần để kiểm tra, giám sát việc sản xuất của bà con.
Cụ thể, vào thời gian đầu khi nhãn ra hoa khoảng tháng 11-12, đoàn về kiểm tra mẫu đất, nước… Đến thời điểm trước khi nhãn được thu hoạch 20 ngày, đoàn tiếp tục về lấy mẫu đi phân tích, đánh giá chất lượng.
“Sau 2 năm áp dụng quy trình mới này, sản phẩm nhãn của bà con trồng đều được cán bộ kiểm tra, giảm sát nghiêm ngặt và đều đánh giá đạt chất lượng tốt nên nhãn thu hoạch bán ra thị trường luôn được khách hàng tin dùng và đánh giá cao” – ông Thinh nhấn mạnh.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao