Tin nông nghiệp Trúng độc Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi

Trúng độc Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi

Author Nguyễn Thị Hải, publish date Tuesday. October 31st, 2017

Trúng độc Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi

Bệnh do độc tố Aflatoxin, độc tố này do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra, có mặt nhiều ở ngô, lạc và một vài loại hạt khác có chứa dầu.

Ngô bị mốc

1.  Nguyên nhân

Bệnh do độc tố Aflatoxin, độc tố này do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus sản sinh ra, có mặt nhiều ở ngô, lạc và một vài loại hạt khác có chứa dầu. Aflatoxin không chỉ là độc tố nấm mốc gây nhiễm độc, rối loạn chức năng, suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây chết gia súc trong trường hợp nhiễm hàm lượng lớn độc tố.  Đặc biệt khi các nguyên liệu này không được bảo quản tốt, có độ ẩm cao.

2. Triệu chứng

Con vật đột nhiên bỏ ăn uống, các cử động bị rối loạn, bước đi loạng choạng, thân nhiệt không tăng. Chảy dãi, lưỡi thè ra ngoài, con vật không nuốt hoặc khó nuốt . Triệu chứng thần kinh thấy rõ như: cơ toàn thân hay cục bộ run rẩy, đứng lì một chỗ, đầu gục xuống, có khi như điên cuồng. Sau mỗi cơn điên cuồng gia súc lại rơi vào trạng thái ức chế, quá trình đó thay nhau xuất hiện. Con vật vận động không định hướng (quay tròn, lăn lộn trên đất, mồm chúi xuống đất, mồm chúi xuống đất…), có khi cơ cổ co cứng, nghiêng về một bên. Gia súc bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao.

3. Bệnh tích

Niêm mạc ruột non, ruột già, manh tràng có hiện tượng xuất huyết thành từng đám bằng hạt đậu. Lớp tương mạc ở đường tiêu hóa và treo tràng ruột có vệt xuất huyết. Nội tâm mạc và lớp mỡ bao quanh sung huyết hoặc xuất huyết. Phổi có phần bị khí thũng, gan sưng. Não có hiện tượng phù, hoại tử hoặc xuất huyết.

4. Điều trị

Nguyên tắc: Ngừng hoặc nhanh chóng loại bỏ những thức ăn có nấm mốc, tăng cường bảo hộ khi con vật có triệu chứng trúng độc.

Loại bỏ thức ăn nghi mốc, sau đó dùng thuốc tẩy để loại trừ thức ăn trong đường tiêu hóa. Cho uống than hoạt tính hoặc nước hồ để hấp thụ chất độc và bảo vệ miên mạc ruột.

Tiêm dung dịch glucose ưu trương vào tĩnh mạch hoặc nước muối ưu trương 10%, liều 150 ml (2-3 ngày tiêm một lần) vào tĩnh mạch, sau 1 giờ tiêm urotropin 10%, liều 100 ml vào tĩnh mạch. Tăng cường trợ tim, trợ lực bằng cafein, long não.

5. Phòng bệnh

Chú ý phơi và bảo quản thức ăn, nguyên liệu thức ăn đúng quy trình. Kiểm tra thức ăn trước khi cho gia súc ăn. Ngô, bột sắn và những thức ăn bị nấm mốc tuyệt đối không cho gia súc ăn.

 


Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài,mưa dông bất thường Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó… Campuchia: kỹ thuật đồng vị giúp tăng năng suất Campuchia: kỹ thuật đồng vị giúp tăng năng…