Từ tay trắng sau ra tù thành triệu phú nhờ... nuôi thỏ
Lập nghiệp từ tay trắng
Trò chuyện với chúng tôi, anh Hoàng Bạch Dương cho biết, nhiều năm trước, trong một lần xô xát, anh đã đánh một người bị trọng thương. Kết quả, anh bị kết án tù 30 tháng. Khi ra tù, anh 26 tuổi nhưng đã bị cô lập hoàn toàn với cuộc sống, không nghề nghiệp, bạn bè xa lánh, ngay cả gia đình, người thân cũng không muốn chuyện trò.
Trước sự lạnh nhạt của người đời, anh bắt đầu lao vào làm kinh tế, tự đóng gạch, tự nhóm lò và bắt đầu thu từng đồng lãi từ những viên gạch đỏ hồng. Tích cóp vài năm cũng đủ tiền xây được căn nhà cấp 4 và có một người con gái thương yêu lấy về làm vợ.
Mô hình nuôi thỏ của gia đình anh Dương phù hợp với những vùng quê thuần nông và nếu nhân rộng ra thành đại trà thì rất tốt. Hiện chúng tôi cũng đang tiếp tục cho triển khai xây dựng thêm nhiều mô hình chăn nuôi tương tự, một phần để bà con tự cung tự cấp thực phẩm, phần để tiêu thụ ngoài thị trường, có thêm thu nhập và phát triển kinh tế hộ”.
Ông Thân Ngọc Lợi - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Trung
Cuộc sống đã dần dần tốt lên nhưng anh Dương vẫn không chấp nhận sự nghèo khó. Anh nhận đấu thầu 4,7ha ao, thùng vũng rồi chuyển đổi để thả cá, trong đó tập trung vào nuôi cá giống. Bên cạnh đó, anh còn nuôi thêm gà, vịt, ngan, trâu… Ngặt nỗi, duyên may vẫn chưa mỉm cười với anh, nuôi con gì cũng bị thua lỗ. Vào lúc tuyệt vọng nhất, con thỏ đã đến với anh, làm bạn và đưa anh trở thành người nông dân làm giàu chân chính.
Cách đây 5 năm, anh được người thân cho một đôi thỏ giống, ban đầu nghĩ là nuôi chơi vì khi ấy thị trường thỏ chưa có, tuy nhiên, nuôi được một thời gian, thấy giống thỏ sinh sôi nảy nở quá nhanh, mắn đẻ, ít chi phí nên anh quyết định mở rộng chăn nuôi. “Tôi nhận thấy thỏ là động vật hiền lành, ưa thoáng mát, ăn uống đơn giản, vì thế, chỉ cần phòng tránh dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thì chắc chắc có thể đạt được hiệu quả cao”.
Mới đầu, anh Dương đi vay vốn khắp làng trên xóm dưới mới được ít tiền mua con giống. Để tiết kiệm, hầu hết công việc xây chuồng trại đều do vợ chồng anh dốc sức làm. “Chồng thợ xây, vợ phụ vữa, hì hụi ròng rã mấy tháng trời nắng mưa mới hoàn thành. Chuồng được thiết kế có nhiều ô cửa nhỏ, thoáng mát để thỏ có thể thoái mái hít không khí, còn cái mái, mình vận dụng theo lối lợp của kiến trúc nhà cổ mà các cụ hay làm để thỏ được mát mẻ” - anh Dương tâm sự.
Mỗi năm lãi hàng trăm triệu đồng
Dù đã chuẩn bị kỹ, nhưng khi bắt tay vào nuôi, vợ chồng anh Dương vẫn vấp phải nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ. Thỏ nuôi nhiều nhưng chỉ bán lẻ tẻ cho một vài chợ nhỏ, có lúc lại bị dịch bệnh chết. Đương lúc anh Dương nản chí thì Câu lạc bộ Đa dạng sinh học nông nghiệp Bắc Giang phối hợp Công ty Nippon Zoki (Nhật Bản) đến đặt vấn đề cung cấp thỏ giống cho nhà máy sản xuất chế phẩm từ thỏ đặt tại Quế Võ (Bắc Ninh) với công suất 2,5 triệu con/năm, hợp đồng trong vòng 40 năm. Cơ hội đến, anh Dương dành toàn bộ vốn liếng đầu tư chuồng trại, nhân đàn.
Tính đến thời điểm này, trại thỏ của gia đình anh đã có khoảng 700 thỏ con giống, 100 thỏ mẹ và 20 thỏ bố. Trung bình mỗi tháng, trại thỏ của gia đình anh xuất bán 200 giống, với giá bán hiện 150.000 đồng/thỏ con (40 ngày tuổi) và 150.000 đồng/kg đối với thỏ thương phẩm (2,5-3kg/con), thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm.
Dẫn chúng tôi đi thăm trại nuôi thỏ có diện tích hơn 400m2 được thiết kế công phu, sạch sẽ, anh Dương cho biết, con thỏ đã làm thay đổi cuộc đời anh. Sắp tới anh sẽ mở rộng cả vùng ao đầm vài trăm m2 nữa để làm trang trại nuôi thỏ giống và tự lắp đặt máy chế biến cám tại nhà để phục vụ chăn nuôi cho tiện lợi.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao