Ứng phó hạn, mặn cho vườn cây ăn trái
Mùa khô năm 2020-2021 dự báo rất khắc nghiệt, vì vậy việc chủ động ứng phó hạn mặn cho vườn cây ăn trái ở những vùng có áp lực bị mặn trở nên bức thiết.
Hiện tượng xâm nhập mặn trong mùa nắng năm nào cũng xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long. Và, mùa khô năm 2020-2021, tiếp tục được dự báo rất khắc nghiệt, khó đoán biết. Vì vậy việc chủ động ứng phó hạn mặn cho vườn cây ăn trái ở những vùng có áp lực bị mặn trở nên bức thiết hơn đối với ngành nông nghiệp nói chung, và từng cá nhân nhà vườn nói riêng
Những việc cần làm khi vườn cây khi bị mặn
Vườn cây ăn trái bị mặn là một tai nạn, không những gây tổn thương trước mắt cho cây mà di chứng làm cho đất xấu đi nhiều năm sau đó. Do đó, nhà vườn cần thực hiện những biện pháp sau:
Giảm nhu cầu nước của cây. Tỉa bỏ bớt cành lá, bông, trái nhất là đọt non nhằm làm giảm tiêu hao nước qua thoát hơi và giảm tiêu hao dinh dưỡng trong cây.
Giảm mất nước trong đất liếp. Che phủ mặt líp bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương như rơm rạ, lá dừa, lá mía, lục bình… hay màng phủ nông nghiệp.
Tăng khả năng chịu mặn cho cây. Phun các chế phẩm có hormone Brassinolide, Humic acid, hoặc Đầu Trâu MK AMICA NaNo Plus.
Cung cấp dinh dưỡng cho cây. phun phân KNO3 qua lá với nồng độ là 10 g/l. Phun ướt đẫm cả 2 mặt lá.
Bón phân cho vườn cây khi có nước ngọt
Rửa mặn đã tích tụ trong đất. Xới nhẹ lớp đất mặt và dùng nước ngọt trong sông, rạch hay nước mưa để rửa mặn. Nên bón phân có canxi để rửa mặn được nhanh hơn. Có thể bón phân vôi, thạch cao với liều lượng 300 – 500 kg/ha hoặc bón phân Đầu Trâu Mặn-Phèn với liều lượng 100-160 kg/ha. Có thể bón 1-3 kg/cây phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu MK. BiO-HUMIC.
Bón phân cho vườn cây đã thu hoạch. Bón phân để cây mau phục sức, nuôi cành lá mới chuẩn bị cho vụ tiếp theo. Xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50 cm và sâu khoảng 10 cm. Nếu liếp trồng hai hàng và cây đã giáp tán thì xới một băng dài giữa liếp và băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Bón phân vào những băng đã xới. Phân đa lượng N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ N cao. Phân được chuẩn bị bằng cách trộn 2 phần urê + 2 phần DAP + 1 phần KCl hoặc sử dụng phân “Đầu Trâu AT1“ để bón với liều lượng 1-2 kg/cây/lần tùy theo loại và tình trạng sinh trưởng của cây.
Bón phân cho vườn cây trước khi ra hoa. Khoảng 1-2 tháng trước khi cây ra hoa tiến hành bón phân. Bón phân lần này để giúp những lá đang phát triển mau trưởng thành, không cho chồi mới mọc ra nữa gây cạnh tranh dinh dưỡng và cũng để kích thích sự phân hóa mầm hoa. Phân N, P và K bón cho cây giai đoạn này có tỷ lệ P cao. Phân được chuẩn bị bằng cách trộn 2 phần DAP + 1 phần KCl hoặc sử dụng phân “Đầu Trâu AT2” để bón với liều lượng từ 1-2 kg/cây/lần tùy theo loại và tình trạng sinh trưởng của cây
Bón phân cho vườn cây giai đoạn đậu trái và trái phát triển. Bón phân ở giai đoạn đậu trái là nhằm hạn chế rụng trái non, còn bón phân lúc trái phát triển là để gia tăng kích thước và chất lượng trái, vì đây là giai đoạn trái tích lũy chất dinh dưỡng. Dưỡng chất N, P và K bón cho cây ở giai đoạn này có tỷ lệ K cao. Kali là chất của chất lượng, bón nhiều kali là để tăng cường sự chuyển vận sản phẩm quang hợp từ lá vào trái. Phân bón được chuẩn bị bằng cách trộn 1 phần urê + 2 phần DAP + 2 phần KCl hoặc sử dụng phân “Đầu Trâu AT3” để bón với liều lượng từ 1-2 kg/cây/lần tùy theo loại và tình trạng sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn này, phân có thể được bón nhiều lần. Có thể phun thêm phân bón lá hỗn hợp NPK Đầu Trâu MK NPK 15-5-40.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao