Ương Cá Rô Phi Trong Giai Cước Đặt Ở Hồ Chứa?
Việc tận dụng mặt nước ở hồ chứa nước để có nguồn cá giống một cách chủ động, bảo đảm số lượng và chất lượng, kịp thời, giá rẻ để phục vụ cho việc nuôi cá rô phi thương phẩm là một ý tưởng tốt và hiện thực.
Từ tháng 6 đến tháng 8/1997 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã tổ chức ương cá rô phi từ cỡ cá hương lên cỡ cá giống trong giai cước đặt ở hồ chứa nước suối hai (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
Giai ương cá được làm bằng xăm cước mắt vuông, có a=2mm, kích thước dài x rộng x cao bằng 5 x 2 x 1,5m. Khi ương cá chỉ khống chế giai ngập nước 1m, nên dung tích của mỗi giai là 10m3.
Đã ương cá hương rô phi vằn thuộc hai dòng thái và gift, cỡ cá hương 850 con/kg (1,17 g/con), mật độ ương 600 con/m3. Cho cá ăn loại thức ăn tự chế biến có thành phần: cá khô 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34% và vitamin khoáng 1%. Tổng lượng đạm thô trong thức ăn từ 30 – 34%.
Thức ăn được nghiền mịn và phối trộn cho cá ăn dưới dạng bột ẩm ở tháng đầu và dạng ép viên có cỡ 2mm ở tháng thứ hai. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 7 -8 giờ sáng và 16 – 17 giờ chiều. Lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cá/ngày.
Sau 2 tháng ương, tỷ lệ sống của cá rô phi đạt 92,5%, cá đạt cỡ trung bình 15 g/con. Giá thành sản xuất 250 đồng/con. Giá bán tại chỗ 350 đồng/con.
Việc dùng giai để ương cá rô phi từ cỡ cá hương lên cỡ cá giống ở hồ chứa nước với mật độ cao đã đẻm lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy nhiên, nếu vào tháng ương thứ hai, khi cá đã lớn, thay giai có cỡ mắt dày (a=2mm) bằng giai có cỡ mắt thưa hơn (a=4 – 5mm) để tăng độ thông thoáng của giai thì chắc chắn cỡ cá rô phi giống có thể đạt 20g/con.
Related news
Tools
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao