Cá rô phi Vắc-xin dạng uống cho mục đích ngăn chặn vi khuẩn Streptococcus ở cá rô phi

Vắc-xin dạng uống cho mục đích ngăn chặn vi khuẩn Streptococcus ở cá rô phi

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Tuesday. April 27th, 2021

Vắc-xin dạng uống cho mục đích ngăn chặn vi khuẩn Streptococcus ở cá rô phi

Một loại vắc-xin dạng uống giúp bảo vệ cá rô phi khỏi nhiễm khuẩn Streptococcus sẽ được thử nghiệm tại các trang trại trước cuối năm.

Luis Barletta - người sáng lập ra Feedvax

Được phát triển bởi Feedvax* (một công ty khởi nghiệp của Argentina), loại vắc-xin này là sản phẩm trí tuệ của Luis Barletta (một bác sĩ thú y, một người nông dân chăn nuôi và là một doanh nhân).

“Đối với những người chăn nuôi gia súc thì điểm đau đầu là vắc-xin cần phải được tiêm hai lần, trong đó một lần để bồi dưỡng, một lần để tăng cường sức khỏe cho gia súc. Đối với cá rô phi, quy trình tiêm phòng thậm chí còn tồi tệ hơn vì cá phải được đưa ra khỏi nước và đối với các loài như cá rô phi thì vắc xin được tiêm thủ công từng con một,” ông giải thích.

Được trang bị “sự kết hợp của sự thiếu hiểu biết, lòng dũng cảm và sự tự tin”, ông quyết định tập hợp một nhóm để phát triển một giải pháp thay thế bằng đường uống dành cho các vắc xin thương phẩm hiện có chống lại Streptococcus, đây là một trong những căn bệnh tốn kém nhất gây ảnh hưởng đến ngành cá rô phi trên toàn cầu.

Barletta nhận thức được vấn đề này khi anh phát hiện ra quy trình cần thiết để tiêm phòng cho cá rô phi. Và vào năm 2017, mặc dù còn thiếu kinh nghiệm trong công thức chế tạo vắc-xin, được trang bị "sự kết hợp của sự thiếu hiểu biết, lòng dũng cảm và sự tự tin", ông quyết định tập hợp một nhóm để phát triển một giải pháp thay thế bằng đường uống dành cho các vắc-xin thương phẩm hiện có chống lại Streptococcus, đây là một trong những căn bệnh tốn kém nhất gây ảnh hưởng đến ngành cá rô phi trên toàn cầu.

“Bệnh có hai biểu hiện: dạng cấp tính và bán cấp tính. Dạng cấp tính gây ra tỷ lệ tử vong cao đột ngột (thường vào mùa ấm) và có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Dạng bán cấp tính biểu hiện các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài, điều này có hại cho FCR [hệ số chuyển đổi thức ăn] và làm cho cá dễ bị nhiễm các mầm bệnh khác. Kịch bản này gây ra khoảng 30% tổng thiệt hại trong lĩnh vực cá rô phi của Nam Mỹ,” Barletta cho biết.

Có một số loại vắc xin thương phẩm đã được chấp thuận sử dụng trên lục địa này, nhưng tất cả đều được sử dụng bằng đường tiêm.

“Brazil là nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất trong khu vực và là nhà sản xuất cá rô phi lớn thứ tư trên thế giới. Khoảng 30-50% tổng số cá rô phi ở đó hiện đã được tiêm vắc xin chống lại bệnh liên cầu khuẩn. MSD có vắc-xin vi khuẩn duy nhất được đăng ký và có một số giống tự sinh,” Barletta giải thích.

Giảm căng thẳng

Ngay từ đầu, Barletta đã quyết tâm tạo ra một giải pháp thay thế bằng đường uống mà có thể được cung cấp qua đường thức ăn thay vì tiêm, vì nó sẽ loại bỏ căng thẳng cho cá và giảm chi phí hoạt động cho người nuôi (họ không cần tập hợp một đội các chuyên gia tiêm chủng mỗi vụ nuôi nữa).

Barletta tại NELHA, ở Hawaii nơi mà ông đã đến thăm trong một phần của chương trình máy sục khí Hatch

Để giải quyết vấn đề này, Barletta đã xây dựng một đội ngũ hùng hậu hiện bao gồm hơn 30 người mà trong đó có chín tiến sĩ và kỹ thuật viên.

"Để thiết kế và điều chế vắc xin từ đầu, trước tiên chúng tôi phải xác định mầm bệnh mục tiêu của protein và sửa đổi chúng để trở thành kháng nguyên tái tổ hợp có hiệu quả. Thứ hai, chúng tôi lặp đi lặp lại các chiến lược bảo vệ/ phân phối bằng đường miệng khác nhau để xây dựng nền tảng vắc xin của chúng tôi. Tất cả các bước sau đó lại bị thách thức ở các khía cạnh khác nhau, không chỉ chức năng của vắc xin mà còn ở cả khả năng mở rộng và khả năng tương thích của công thức thức ăn chăn nuôi. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là chúng tôi đã làm việc để tinh chỉnh kế hoạch sử dụng vắc xin mà cũng quan trọng như các thành phần khác,” Barletta cho biết.

Lời hứa hẹn sớm

Nhóm nghiên cứu hiện đã cố gắng phát triển một loại vắc-xin đã tạo ra kết quả ấn tượng (chí ít là trong phòng thí nghiệm).

“Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm của chúng tôi rất có triển vọng, cho thấy tỷ lệ sống sót tương đối khoảng 80% và hiện chúng tôi đang tìm cách cải tiến vắc xin để có thể sản xuất vắc xin theo cách có thể mở rộng được. Những cuộc thử nghiệm thực địa đầu tiên sẽ diễn ra trước cuối năm nay," Barletta giải thích.

Một ưu điểm khác của vắc xin đang chờ được cấp bằng sáng chế bao gồm thực tế rằng nó có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng, do đó loại bỏ được một điểm khó khăn lớn, đặc biệt là khi cung cấp vắc xin cho các trang trại ở các vùng nhiệt đới xa xôi. Và sự kết hợp giữa việc bảo quản và quản lý dễ dàng rõ ràng đã hấp dẫn những người nông dân.

“Chúng tôi đã nhận được những bức thư bày tỏ ý định mua 35 triệu liều vắc xin sau khi tiếp thị vắc-xin chỉ trong hai tháng. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy rằng mọi người đang chờ đợi nó,” Barletta phản ánh.

Sắp tới, Barletta có kế hoạch huy động thêm vốn để họ có thể phát triển các sản phẩm mới và tìm kiếm thị trường xa hơn.

“Công ty có đủ tài chính để tồn tại trong hai năm (đủ thời gian để chúng tôi đưa sản phẩm ra thị trường Nam Mỹ), nhưng chúng tôi có khả năng huy động thêm một khoản mới vào cuối năm nay để phát triển vắc-xin mới và tìm cách mở rộng doanh số bán hàng của chúng tôi ra ngoài khu vực Nam Mỹ,” Barletta kết luận.


Chiết xuất ớt phòng bệnh trên cá rô phi Chiết xuất ớt phòng bệnh trên cá rô… Ferulic acid - Phụ gia tiềm năng cho thức ăn cá rô phi Ferulic acid - Phụ gia tiềm năng cho…